Kế Sách Vườn Không Nhà Trống - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
VƯỜN KHÔNG NHÀ TRỐNG
Bạn có bao giờ tự hỏi, làm thế nào một dân tộc nhỏ bé lại có thể ba lần đánh bại đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ?
Đế chế Mông Cổ thế kỷ 13 - cái tên khiến cả thế giới phải run rẩy. Một đội quân với những chiến binh cưỡi ngựa xuất quỷ nhập thần, có thể bắn cung chính xác trong lúc phi nước đại, đã từng nuốt chửng những vương quốc lớn mạnh từ phương Đông sang phương Tây. Có thể nhận định rằng đây là một cỗ máy chiến tranh hoàn hảo đến mức đối thủ chỉ còn hai lựa chọn: đầu hàng hoặc bị xóa sổ.
Họ đã quét sạch gần như các đế chế hùng mạnh nhất thời đó, tiến sâu vào châu Âu và gây chấn động địa cầu. Một đội quân mà chỉ cần nhắc đến tên đã khiến trẻ con phải khóc thét và đàn ông phải rùng mình.
Đại Việt ta, đứng trước “Cơn lốc từ phương Đông” đó đã chọn một phương án ứng phó đặc biệt: để quân địch trước tiên "thắng" một chiến thắng rỗng tuếch. Như nước chảy gặp đá không đối đầu mà lặng lẽ tìm đường vòng qua, như tre trúc cúi mình trước bão táp để rồi đứng thẳng lại sau cơn giông.
Vào các lần quân Nguyên Mông tràn qua biên giới với ý đồ rõ ràng: chiếm Thăng Long - cắt đứt cơ quan đầu não để quốc gia này sụp đổ. Chiến lược của họ đơn giản và hiệu quả như mọi cuộc xâm lăng trước đó: dùng vũ lực tuyệt đối và buộc đối thủ nhanh chóng quy phục.
Ấy vậy mà, những gì đón chờ họ, thay vì một trận chiến trực diện đối đầu không khoan nhượng, lại là những ngôi nhà trống không, những cánh đồng không một bóng người, và một kinh thành... vắng tanh. Trước mắt đoàn quân xâm lược hùng mạnh là một chiến thắng quá dễ dàng đến độ đáng ngờ - họ chiếm được kinh đô khi không cần quá hao tâm tổn trí, nhưng lại không tìm thấy kẻ thù để đánh bại.
Vườn Không Nhà Trống - mưu kế binh pháp vĩ đại thời Trần


Chiến tranh giữa các bên, xét cho cùng, không chỉ là cuộc đọ sức giữa các đội quân mà còn là cuộc đấu trí giữa các chiến lược gia. Nhà Trần đã hiểu rằng không thể và không nên chống lại sức mạnh quân sự áp đảo của Mông Cổ bằng cách quyết đấu một trận. Quân đội nước ta đã chọn một con đường khác - đánh vào điểm yếu cốt tử của đối phương: hậu cần.
Phàm là đánh trận, các bên đều muốn tốc chiến tốc thắng để đỡ hao binh tổn tướng, song song đó tiết kiệm lương thực bên mình. Chiếm được thành rồi thì vơ vét lương thực, cướp bóc lầm than, bắt dân xứ người làm nô lệ để tiếp tục phục vụ chiến tranh. Nhưng hiện tại, trong thành Thăng Long không có lương thực hay con người, vậy thì tình hình đã khác, quân Mông Cổ phải tận dụng triệt để số lương thực của chính mình, và căng mắt chờ xem quân chủ lực của ta ở đâu. Vô tình trong cục diện này, họ đã mất đi thế chủ động của một kẻ mạnh mà đáng lẽ ra luôn phải làm chủ cuộc chơi.
Trong khi những chiến binh Mông Cổ đã quen sống trên lưng ngựa ngơ ngác trong một thành trì ma, thì xa xa trong rừng sâu, quân dân nhà Trần đang điều hành một cuộc kháng chiến được chuẩn bị từ trước. Triều đình ta không chỉ di tản người dân kịp thời, mà còn mang theo tất thảy mọi nguồn lương thực. Với tình thế đó, quân ta thì đủ ăn, người vẫn đủ số, còn dạ dày của những chiến binh Mông Cổ bắt đầu réo gọi.
Nếu như không có tiếp tế lương thực đầy đủ, cho dù vị tướng tài giỏi cách mấy cũng không thể điều khiển được ba quân tướng sĩ, đừng nói là lập nên chiến công. Đối với số quân nhỏ thì không nói, với quân Nguyên đông đến hàng vạn người thì đây lại là một tai họa ẩn tàng nguy hiểm.
Có một câu chuyện kể rằng, khi một tướng lĩnh Mông Cổ tìm được một kho thóc bị bỏ lại trong thành, ông ta đã vui mừng khôn xiết. Nhưng khi mở ra, chỉ thấy một lớp thóc mỏng phủ bên trên, còn bên dưới là tro than. Cơn tức giận của vị tướng chỉ kéo dài được vài giây ngắn ngủi, trước khi tiếng tên bay vù vù và tiếng hò reo vang lên từ bốn phía. Khi đám khói tan đi, đội quân nhỏ của quân đội nhà Trần đã biến mất vào rừng rậm, để lại đằng sau những xác chết và nỗi hoang mang tột độ cho những vị khách không mời mà đến.


Hưng Đạo Đại Vương thực sự đã am hiểu sâu sắc về binh pháp: "Tiếng trống thứ nhất, quân địch hừng hực khí thế. Tiếng trống thứ hai, nhuệ khí đã giảm một nửa. Đến tiếng trống thứ ba mà chưa giao chiến, thì chỉ còn lại sự mệt mỏi và do dự." Ông đã kiên nhẫn trông chờ cho đến khi quân Nguyên không còn đánh trống nổi nữa - vì hết lương và bị quấy phá hằng đêm từ những trận đánh du kích bằng kỵ binh, bộ binh của quân dân ta.
Hơn nữa, ông còn thấu hiểu rằng: "Binh pháp quý thần tốc, nhưng thần tốc xuất binh không phải lúc nào cũng đem đến sự thắng lợi, mọi kế sách đều có đường để phá. Chẳng qua xem là ai “binh bất yếm trá” hơn ai." Sự nhẫn nại chờ đợi thời cơ chín muồi - khi quân địch đã mệt mỏi, đói khát và nản chí - chính là chìa khóa quan trọng nhất của cuộc chiến này.
Trong lúc này đây, những đoàn quân đi kiếm lương thực của người tạm thời làm chủ tòa thành, phải tỏa ra xa khỏi đội hình chính, vừa hay trở thành miếng mồi béo bở cho các đội quân du kích trong nước. Cuộc chiến không diễn ra trên những chiến trường rộng lớn, mà là vô số trận đụng độ nhỏ lẻ, giữa lúc bất ngờ, đêm khuya thanh vắng, lúc ưu thế về số lượng của quân Nguyên trở nên vô nghĩa. Một trăm ngàn quân đóng tại một chỗ thì có khác gì một trăm ngàn cái miệng đói cần phải nuôi, nếu không nuôi nổi thì làm sao chống lại đoàn quân lâu lâu lại phản kích?
"Dùng đoản binh chế trường trận, lấy ít địch nhiều" - những trận đánh ngắn, đánh nhanh rút nhanh của quân đội nhà Trần khiến quân Nguyên kiệt sức. Họ không chỉ đối mặt với kẻ thù vô hình mà còn phải chống chọi với những kẻ thù đáng sợ hơn: thời tiết nhiệt đới và bệnh tật hoành hành. Bởi không hạp thủy thổ ở vùng đất mới mà lại ở quá lâu, quân Nguyên vốn quen đánh nhanh thắng nhanh hóa ra không giỏi ứng phó với các loại bệnh và tình hình thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Họ dần dà trở nên yếu ớt và đuối sức.
"Nếu không thể đánh bại kẻ thù bằng sức mạnh, hãy để thời gian làm điều đó" - triết lý này đã được nhà Trần vận dụng một cách tài tình. Mỗi ngày trôi qua, đội quân xâm lược càng chiến đấu nhạt nhòa đi, trong khi đội quân bản địa càng thêm quyết tâm phản kích.
Thời điểm này cũng là minh chứng cho sự đoàn kết vô song của dân tộc và sự đồng lòng hiếm có trong lịch sử nước nhà. Từ vua quan đến dân thường, từ người già đến trẻ nhỏ, tất cả đều hiểu rằng đây không phải là lúc chỉ nghĩ cho cá nhân, mà là thời khắc quan trọng để bảo vệ nền độc lập của cả dân tộc.
Có câu chuyện dân gian kể lại rằng, một binh đoàn Mông Cổ ra khỏi thành đã tìm thấy một ngôi làng còn một cụ già yếu ở lại. Họ hỏi đường đến nơi chứa lương của làng. Cụ già đó chỉ cho họ con đường dẫn vào rừng sâu, nơi quân Trần đang phục kích. Khi vị tướng Mông Cổ nhận ra mình bị lừa thì đã quá muộn - họ đã rơi vào hố tử thần. Cụ già ấy cuối cùng đã hy sinh, nhưng đổi lại là cả một đội quân địch cũng bị tiêu diệt.
Những câu chuyện như vậy không chỉ là huyền thoại mà còn là biểu tượng cho tinh thần "cả nước một lòng" của Đại Việt. Mỗi người dân đều là một người lính, mỗi ngôi làng đều là nơi quyết phen sống mái. Cả đất nước hợp lực thành nhiều chiến trường thoắt ẩn thoắt hiện - nơi kẻ địch không biết đâu là an toàn, đâu là nguy hiểm.
Cuối cùng, quân Nguyên buộc phải ra lệnh rút quân trong khi chính mình vẫn đang là chủ nhân của kinh thành. Vậy là từ người chiến thắng, họ trở thành một kẻ chiến bại trước một chiến thuật tưởng chừng như yếu đuối - rút lui và thoát thân - lại trở thành vũ khí mạnh mẽ nhất để chống lại họ.
Hình ảnh vua tôi nhà Trần ngồi trên lưng ngựa, trực tiếp điều hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược chính là biểu tượng cho sự linh hoạt và khôn ngoan trong nghệ thuật lãnh đạo của người Việt. Không có cung điện nguy nga, không có ngai vàng lộng lẫy, nhưng vẫn có một triều đình đoàn kết và một đội quân sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc.


Ngày nay, đất nước ta đã thanh bình, những chú ngựa chiến oai hùng của thời xưa đã không còn tung hoành trên các nẻo đường như trước. Thay vào đó, xe máy trở thành phương tiện quen thuộc, len lỏi khắp làng quê và phố thị để phục vụ đời sống nhân dân. Thế nhưng, cùng với sự tiện lợi, xe máy dùng động cơ xăng cũng để lại những hệ lụy không nhỏ như những kẻ xâm lược vô hình: khói bụi mịt mù, tiếng ồn inh ỏi và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, đe dọa môi trường sống của chính chúng ta.
Giữa dòng chảy phát triển mạnh mẽ của đất nước, nơi các giá trị bền vững và mối quan tâm về môi trường luôn được trân trọng, xe máy điện cùng xe đạp điện đang dần trở thành biểu tượng của lối sống xanh, mang đến một giải pháp tinh gọn cho bài toán phát triển lâu dài và bền vững. Trong đó, VinFast – thương hiệu Việt đầy tự hào – đang khẳng định vị thế tiên phong, không chỉ trên quê hương mà còn vươn tầm ảnh hưởng ra bản đồ công nghệ thế giới.
Những chiếc xe điện của VinFast không đơn thuần là phương tiện di chuyển, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
“Thiên thời” bởi chúng không thải bụi, giúp giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường và góp phần bảo vệ bầu khí quyển trong lành.
“Địa lợi” nằm ở thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, phù hợp với mọi cung đường Việt, cùng hệ thống ứng dụng thông minh cho phép gọi xe dễ dàng như Xanh SM và mạng lưới trạm sạc ngày càng mở rộng – dù chưa sánh bằng trạm xăng truyền thống, nhưng xe máy điện hứa hẹn một tương lai rộng mở.
Cuối cùng, “nhân hòa” được thể hiện qua sự vận hành êm ái, thân thiện không nhả khói rất được lòng công chúng, nhất là khi người dân ngày càng nhận thức rõ hơn về tác động tiêu cực của xe chạy xăng đối với môi trường.
Ba yếu tố này không chỉ tạo nên sức hút cho xe điện VinFast, mà còn là nền tảng để doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ, mang đến những giải pháp thiết thực, góp phần kiến tạo một tương lai xanh hơn, sạch hơn không chỉ cho quốc gia, mà còn là để nối vòng tay lớn bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất, cũng như tham gia vào chiến lược phát triển xanh trên toàn cầu .
Như vậy, tương lai của chúng ta có thể đánh bại ô nhiễm không khí bằng công nghệ và bằng cả sự thay đổi trong lối sống. Như người xưa từng nói: "Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng" - hôm nay, khi biết rõ thách thức môi trường và đồng hành cùng giải pháp xanh, chúng ta cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ hành tinh này.
Từ tinh thần mưu lược “vườn không nhà trống” của quân dân nhà Trần xưa, ta có thể hình dung một kế sách thời hiện đại để đối phó với biến đổi khí hậu:
"Vườn không khí thải, nhà không carbon".
Nguồn tham khảo: Vườn không nhà Trống
Xe máy điện Vinfast
Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!
Comments