Bảo Từ Thuận Thánh Hoàng Hậu: Vị mẫu nghi nổi bật thời Trần

BẢO TỪ THUẬN THÁNH HOÀNG HẬU

Tự nhiên yêu Trang

3/7/20259 phút đọc

Một đêm xuân năm Hưng Long thứ 17 (1309), khi ánh trăng rọi qua những mái ngói lưu ly của hoàng cung nhà Trần, tiếng chuông ngân vang báo hiệu một sự kiện đặc biệt. Những vị quan đại thần đang nghiêm trang chúc mừng trong lòng thầm nghĩ: "Tạ ơn trời đất, cuối cùng cũng tìm ra người vừa tài vừa đức để giữ trật tự ở trong hậu cung – nơi mà đôi khi còn phức tạp hơn cả việc giải quyết triều chính!"

Bảo Từ Thuận Thánh bước ra từ hành lang cung điện với vẻ điềm tĩnh hiếm có, không một chút biểu lộ về việc vừa chính thức được phong làm Hoàng hậu của vua Trần Anh Tông sau 16 năm làm phi. Có lẽ trong thâm tâm, bà đang thầm nhủ: "Từ em dâu thành phu nhân chính thức, rồi giờ còn phải kiêm cả vai trò 'trọng tài' hậu cung, cuộc đời thật khó đoán như canh bạc của các quan đêm hôm”

Bảo Từ Thuận Thánh Hoàng Hậu: chính thất của vua Trần Anh Tông

Bảo từ thuận Thánh hoàng hậu - Vợ vua trần Anh tông
Bảo từ thuận Thánh hoàng hậu - Vợ vua trần Anh tông

Năm Trùng Hưng thứ 8 (1292), khi chị gái được phong làm Hoàng thái tử phi, Bảo Từ trở thành cái bóng mờ nhạt bên cạnh ánh hào quang của chị. Các cung nữ thân cận kể rằng, mỗi khi có ai đó nhầm bà với chị mình, bà chỉ mỉm cười nghĩ bụng: "Không sao đâu, ta còn chưa nhớ nổi vai vế tôn ti phức tạp trong đám chị em nhà ta nữa là!"

Nhưng rồi, "chiếc bánh xe vận mệnh quay nhanh hơn cả tốc độ bánh xe ngựa của vua Trần Anh Tông khi trốn chạy khỏi việc xăm hình" Chỉ một năm sau, Trần Thuyên lên ngôi, trở thành Quan gia (nhà Trần gọi vua là Quan Gia), và chị của bà được phong làm Văn Đức Phu nhân. Thế nhưng niềm vinh quang ấy chẳng kéo dài bao lâu khi chị bị phế truất, và Bảo Từ – người chưa bao giờ mơ đến ngôi vị ấy – bỗng được sắc phong làm Thánh Bà phu nhân.

Đến năm Hưng Long thứ 17 (1309), khi chính thức được sắc phong làm Hoàng hậu sau 16 năm làm phu nhân, Bảo Từ đã là mẹ của Thiên Chân Công chúa, nhưng cũng là người không có duyên với việc sinh hoàng tử nối dõi, ba lần đều không giữ được. Đối với việc này, bà cũng không quá than thân trách phận mà chỉ thầm nhủ: "Có lẽ trời cao muốn ta dành tình thương cho nhiều đứa trẻ hơn, nên mới để ta trải qua nỗi đau này, để thấu hiểu lòng những người mẹ khác."

Khi Anh Tông quyết định lập Hoàng tử thứ tư Trần Mạnh – con trai của Huy Tư Hoàng phi – làm Thái tử, cả triều đình nín thở chờ đợi phản ứng của Hoàng hậu. Thay vì ghen tị hay phẫn nộ, Bảo Từ rất xem trọng Hoàng Phi và Thái tử, cũng không làm khó họ bao giờ.

Có lần, khi Huy Tư Hoàng phi - mẹ của Thái tử Trần Mạnh - đi theo hầu Anh Tông, lệ chưa được đi kiệu, bà đã không ngần ngại nhường kiệu của mình cho Huy Tư. Thế nhưng, Anh Tông vốn nổi tiếng nghiêm khắc về tôn ti trật tự, đã nhắc nhở: "Có yêu quý Huy Tư thì cho cái khác, chứ cái kiệu ngồi còn điển chế cũ, không thể cho được".

Bảo từ thuận thánh hoàng hậu ăn chay
Bảo từ thuận thánh hoàng hậu ăn chay

Không chỉ với Huy Tư, Bảo Từ còn đối xử đặc biệt với con cái của các phi tần khác. Huệ Chân Công chúa, con gái của một thứ phi đã khuất, được bà yêu thương như con ruột. Một lần, khi Thiên Chân – con gái ruột của bà – nhận được một món đồ quý, Bảo Từ đã trao nó cho Huệ Chân trước, khiến Thiên Chân tỏ vẻ không vui. Tối hôm đó, Bảo Từ ghé thăm phòng con gái và giải thích: "Huệ Chân không có mẹ bên cạnh để chăm nom thường xuyên như con. Con có thể thiếu chỉ là một món đồ, nhưng Huệ Chân đã thiếu đi một người mẹ." Thiên Chân hiểu ra và không còn giận mẫu hậu nữa.

Lòng nhân hậu của Bảo Từ còn thể hiện qua cách bà đối đãi với các phi tần. Khi Vương thị – một cung nhân được vua sủng ái – mang thai, Hoàng hậu đã nhường cả Song Hương đường (phòng ngủ của mình) làm nơi cho Vương Thị sinh nở. Thật không may, sau khi sinh hạ công chúa, Vương thị do mắc bệnh đã qua đời, và một cung nữ ác ý đã tâu với Anh Tông rằng Hoàng hậu đứng sau cái chết này.

Nghe tin, Anh Tông nổi trận lôi đình, cầm roi đánh kẻ gian tà. Bởi nếu là Hoàng hậu ng sau gây chuyện, thì đã không để chính mình dính vào vụ này. Vương Thị có mệnh hệ gì, chẳng phải bà sẽ bị hiềm nghi trước nhất hay sao? Có lẽ tin đồn này là do có kẻ “ném đá giấu tay” nào đó đang chờ cơ hội để ngoi lên thôi. Các cung nữ đều thầm nghĩ: "Hoàng thượng điều tra còn kỹ hơn cả quan lại tra án!". Chuyện đến tai Hoàng hậu, bà cũng chỉ cho qua không để bụng.

Sau khi Anh Tông qua đời, Thái hậu cùng đoàn tùy tùng đưa linh cữu về Yên Sinh, dành thời gian ăn chay niệm Phật để cầu nguyện cho Tiên đế.

Bảo từ thuận thánh hoàng hậu ăn chay
Bảo từ thuận thánh hoàng hậu ăn chay

Đến năm Khai Hựu thứ 2 (1330), vào tháng 7 mùa thu, Hoàng thái hậu từ trần tại am Mộc Cảo, thuộc ấp Yên Sinh. Đến ngày 15 tháng 2 năm 1332, Bảo Từ Hoàng thái hậu được an táng tại Thái lăng, cùng nơi yên nghỉ của Anh Tông Hoàng đế.

Bảo Từ Thuận Thánh Hoàng hậu không chỉ là một người vợ, một người mẹ, mà còn là bậc mẫu nghi thiên hạ muôn người nể trọng vì đức độ vô song của mình. Dưới ánh trăng của triều Trần, bóng dáng bà vẫn in đậm trong sử sách, như một giai thoại đầy trí tuệ và nhân hậu.

Sinh ra trong gia đình quyền quý bậc nhất nhà Trần, cháu nội của Hưng Đạo Vương, bà hẳn đã thừa hưởng sự thông minh và bản lĩnh từ dòng họ - chỉ khác là thay vì chinh chiến trên sa trường, bà lại "chinh phục" hậu cung bằng sự khéo léo hiếm có.

Trong câu chuyện về Bảo Từ Hoàng Hậu, có thể thấy được những khó khăn mà phụ nữ thời xưa phải đối mặt khi sinh nở. Ngày ấy, việc vượt cạn không chỉ là thử thách lớn về thể chất mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, từ nhiễm trùng đến hậu sản, khi y học chưa phát triển và các phương pháp hỗ trợ còn hạn chế. Phụ nữ sau sinh thường phải kiêng khem nghiêm ngặt, sức khỏe chậm hồi phục, thậm chí để lại di chứng lâu dài. Nhưng thời nay, mọi thứ đã khác. Nhờ sự tiến bộ của y học và những dược liệu từ thiên nhiên, việc chăm sóc sức khỏe cho sản phụ trở nên thuận tiện và an toàn hơn rất nhiều. Một trong những bí quyết ấy chính là Lá Tắm Sản Phụ Vietherb – bài thuốc quý từ người Dao, được kết hợp từ 21 loại lá cây rừng hiếm có, mang trong mình sức sống mãnh liệt của Mẹ Thiên Nhiên.

Với tín ngưỡng thờ phụng Mẹ Rừng, Mẹ Đất, Mẹ Nước, người Dao tin rằng những cây thuốc quý được thiên nhiên nuôi dưỡng sẽ truyền sinh khí, giúp con người phục hồi và khỏe mạnh. Từ bao đời nay, họ đã tận dụng các loại cây rừng để tạo ra bài thuốc tắm đặc biệt dành cho phụ nữ sau sinh. Lá Tắm Sản Phụ Vietherb chính là tinh hoa của liệu pháp ấy, được làm từ 21 loại cây thuốc quý hiếm, mang đến giải pháp tối ưu để phục hồi sức khỏe cho sản phụ. Công dụng tuyệt vời của sản phẩm này bao gồm: phục hồi sức khỏe, tăng cường thể lực, phòng chống hậu sản, làm liền vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời giảm bớt những kiêng khem khắt khe trong ăn uống và sinh hoạt.

Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản: Mỗi đợt dùng 3 gói thuốc, mỗi gói chia đều tắm trong 3 ngày. Hai gói đầu sử dụng ngay sau sinh (tốt nhất trong tuần đầu), gói thứ 3 dùng sau khi bé đầy tháng. Chỉ cần đun sôi thuốc với nước trong 20-30 phút, vuốt nước thuốc từ vai phải xuống cơ thể 3 lần để “dẫn thuốc”, rồi pha loãng để tắm. Với Lá Tắm Sản Phụ, sức khỏe của người mẹ không chỉ được chăm sóc một cách tự nhiên mà còn gắn kết với truyền thống và sự kỳ diệu của thiên nhiên.

Lá tắm sản phụ người dao đỏ
Lá tắm sản phụ người dao đỏ

Lá tắm sản phụ Vietherb

Mã sản phẩm: 58

Website

Shopee

NATURELOVETRANG Store

Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!

Comments

Nơi Trang cập nhật các thông tin giải tí thú vị hài hước về kinh tế xanh, các giải pháp vì môi trường và sự phát triển bền vững ở Việt Nam và trên khắp thế giới