Trần Anh Tông uống rượu say suýt mất ngôi
Khám phá câu chuyện vua Trần Anh Tông uống rượu say suýt mất ngôi thời tuổi trẻ và hành trình tỉnh ngộ để trở thành bậc minh quân được sử sách Việt ca ngợi.
TRẦN ANH TÔNG UỐNG RƯỢU
Ngày ấy, kinh sư đang yên ả dưới bầu trời xuân phơi phới, bỗng chốc nhộn nhịp hẳn lên khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường lững thững trở về. Ngài, với dáng vẻ ung dung và từ tốn, quyết định ghé thăm các cung điện trong triều, từ giờ Thìn đến tận giờ Tỵ (như thời gian thời hiện đại thì khoảng hai tiếng, cũng đủ để một người bình thường uống hết ba ấm trà và ăn thêm hai cái bánh bao). Các quan trong triều, vốn dĩ đã quen với việc “không thấy mặt trời là không thấy việc”, chẳng ai hay biết chuyến vi hành bất ngờ này nên cũng chẳng ra tiếp đón. Tuy nhiên, Thượng hoàng vốn nhân hậu nên người không trách. Các quan cần phải có thời gian để lo việc triều đình, chứ ai cũng đến đón người thì việc quốc sự biết ai lo đây. Hơn nữa, người còn muốn âm thầm quan sát con trai của mình, xem vị “thiên tử nhỏ” này bình thường giải quyết sự vụ thế nào, là chăm chỉ làm việc hay nhân lúc mình đi vắng mà tỏ ra lười biếng đây.
Xem ra Thượng hoàng vẫn còn kì vọng ở con trai mình lắm. Còn nhà vua, Quan gia của chúng ta, thì đang trong trạng thái mà dân gian gọi là “say đến mức quên cả tổ tông”: rượu xương bồ ngấm đến từng chân tơ kẽ tóc, nằm dài trong nội cung, ngáy vang như sấm.
Vua Trần Anh Tông và thời tuổi trẻ làm cả triều đình dậy sóng


Thượng hoàng ở bên này cứ vậy mà thong thả. Sau khi thong dong ngắm nghía cảnh cung điện phồn thịnh, nhân lúc bụng hơi đói, bèn gọi cung nhân dâng bữa trưa. Người đưa mắt nhìn quanh, không thấy bóng dáng con trai yêu quý đâu, chỉ thấy mấy chú chim sẻ ríu rít trên mái ngói.
“Quan gia đâu rồi?” – ngài nhíu mày hỏi, giọng điệu vừa tò mò vừa hơi bực. Đứa con này không thấy ở trên triều cũng như ở thư phòng bàn chuyện với các quan. Đừng nói là phụ hoàng đột ngột về thì nhi tử cũng bất thình lình đi...chơi nhé!
Ở bên này, cung nhân líu lo chạy vào đánh thức Quan gia, nhưng gọi thế nào cũng chỉ nhận được tiếng ngáy đều đều và vài câu lẩm bẩm kiểu “đừng phá giấc mơ ta đang cưỡi rồng”. Ai cũng lo sốt vó, chỉ có thiên tử là không sợ trời không sợ đất, nhưng qua hôm nay còn làm thiên tử không thì không ai biết.
Thượng hoàng thấy con như vậy thì giận lắm, bèn tức mình đứng phắt dậy. “Say đến mức này, còn ra thể thống gì nữa!” – người quát, rồi không nói không rằng, có xe quay xe, có người quay người thẳng tiến về Thiên Trường phủ, chỉ để lại một chiếu chỉ nóng bỏng tay rằng hẹn đến ngày mai, tất cả các quan phải có mặt ở phủ Thiên Trường điểm danh. Ai không đến, lập tức luận tội xử phạt, bất kể là thân phận cao quý thế nào.
Đến tận mấy canh giờ sau, khi mặt trời đã ngả bóng và lũ gà bắt đầu rục rịch lên chuồng, Quan gia mới lờ mờ mở mắt, sảng khoái vươn vai vì được một giấc ngủ dài không phải lên triều. Trái lại các cung nhân gần đó, mặt mày tái mét như vừa gặp ma, vội vàng bẩm báo sự việc xảy ra. Quan gia vốn chưa tỉnh lắm vì còn mùi rượu mà nghe xong chuyện như sét đánh ngang tai, thất thần một lúc, tim đập thình thịch như trống làng. Ngài vội vàng bật dậy, lao ra cửa cung xem tình hình, nhưng lạ thay, chẳng thấy bóng lính canh đâu – chắc cũng sợ ở lại bị liên lụy mà chuồn mất rồi. Các quan trong triều lại càng đi sớm. Bình thường thân thiết với quan gia là thế, xong hết tiệc rượu hậu quả ngập đầu thì ai cũng lo mà giữ lấy thân. Chắc bọn họ cũng nghĩ lần này Quan gia sẽ bị phế truất nên mới trốn đi điểm danh nhanh như vậy. Nhưng sao trách được họ, lỗi cũng tại mình thôi.
Quan gia cứ thế mà đi miên man, trong lòng vô cùng tự trách đã làm phụ hoàng tức giận. Lúc ngài đi ngang qua chùa Tư Phúc, lại bắt gặp một anh chàng thư sinh trông khá quen mắt, đang lúi húi ngồi trước cửa chùa, tay cầm quyển sách, mặt mày khổ sở như vừa bị mẹ cha bắt học thêm.


“Ngươi là ai, sao lại ở đây?” – vua hỏi, giọng vừa nghi ngờ vừa tò mò. Anh chàng thư sinh, hóa ra là Đoàn Nhữ Hài, vội vàng quỳ rạp xuống đất, lắp bắp: “Dạ, thần… thần mải học quá, lỡ chân đi lạc ra đây ạ!” Vua nghe xong, suýt phì cười – học hành gì mà lạc cả vào chùa, chắc là trốn gia đình đi chơi chứ gì! Nhưng lúc này, ngài không có tâm trạng đùa cợt. Vua kéo Nhữ Hài lại gần, nghiêm giọng nói: “Trẫm vừa say rượu, làm Thượng hoàng nổi giận. Giờ trẫm phải đến tạ tội với người. Ngươi mau thảo cho trẫm một bài biểu, phải thật tha thiết, thật cảm động, không thì lần này trẫm không còn gì thảm hơn”
Nhữ Hài, dù sợ run cho lỗi lầm tày đình của Quan gia nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh, tay run run cầm bút. Chẳng mấy chốc, một bài biểu thấu động lòng trời đã hoàn thành. Quan gia đọc qua, gật gù: “Tốt, tốt lắm! Lần này có bài biểu của ngươi ta đỡ bị mắng vài câu rồi. Đi thôi!”. Rồi ngài lập tức gọi thuyền nhẹ, kéo theo Nhữ Hài, thẳng tiến phủ Thiên Trường trong đêm.
Sáng sớm hôm sau, thuyền cập bến phủ Thiên Trường. Quan gia mặt mày nhợt nhạt vì lo lắng (và có lẽ là vì cả say sóng), vội vàng dâng bài biểu tạ tội lên Thượng hoàng. Nhữ Hài, vốn chỉ là một thư sinh vô danh, cũng lóc cóc theo sau, quỳ mọp ngoài sân. Thượng hoàng ở trên lầu nhìn xuống liếc mắt thấy cậu ta, hỏi: “Kẻ kia là ai?” Nội nhân nhanh nhảu đáp: “Dạ, là người soạn biểu cho Quan gia ạ.” Ngài “ừ” một tiếng, chẳng nói gì thêm, làm cả đám hồi hộp muốn xỉu.
Buổi chiều, trời bỗng đổ mưa to, gió giật ào ào. Nhữ Hài vẫn quỳ im thin thít ngoài sân, ướt như chuột lột nhưng không dám nhúc nhích, sợ Thượng hoàng thấy mình không nghiêm túc sẽ không tha cho Quan gia. Thượng hoàng ngồi trong điện, nhấp chén trà, chợt hỏi: “Người ngoài sân có còn đó không?” Nội nhân đáp: “Dạ, còn ạ, quỳ từ sáng đến giờ!” Ngài trầm ngâm một lát, rồi ra lệnh mang bài biểu vào xem.


Thượng hoàng đọc xong, thấy lời lẽ khẩn khoản, cảm động đến mức suýt làm ngài rơi nước mắt, có cung nhân lại hỏi nhưng người chỉ bảo do trà nóng quá thôi. Thượng hoàng tần ngần một lúc rồi gọi vua vào, nghiêm giọng răn bảo.
Nhà Trần gọi vua là Quan gia, điều này xuất phát từ việc tiên đế từng hỏi Uy Văn Vương tên Toại về nghĩa của hai chữ “ Quan gia”, Uy Văn Vương đáp rằng: "Năm đời đế lấy thiên hạ làm của công (quan), ba đời vương lấy thiên hạ làm của nhà (gia) nên gọi là quan gia". Tiên đế nhờ thế khen ông kiến thức sâu rộng. Nay hai từ “Quan gia” có ý nghĩa cao quý là thế, nhưng hôm nay Quan gia dường như chưa hiểu hết được, nên mới ngày càng sa đọa vào rượu chè như vậy, liệu có còn xứng đáng với ngôi cửu ngũ chí tôn?
Thượng hoàng cũng không ngại nói với trưởng tử của mình: “Trẫm còn mấy đứa con khác, cũng đủ sức nối ngôi. Trẫm còn sống mà ngươi đã say khướt thế này, sau này còn như thế nào nữa?”
Quan gia dập đầu tạ tội, dáng vẻ vô cùng thành khẩn. Thượng hoàng Trần Nhân Tông lại hỏi tiếp: “Ai soạn bài biểu này cho ngươi?” Quan gia thưa: “Dạ, là thư sinh Đoàn Nhữ Hài ạ.” Người bèn gọi Nhữ Hài vào, trò chuyện một lúc rồi nhẹ nhàng bảo: “Bài biểu ngươi soạn, rất hợp ý trẫm. Tốt lắm!”. Cuối cùng người xuống chiếu, cho Quan gia tiếp tục làm vua, các quan được về triều như cũ, nhưng đây cũng là lần cảnh báo cuối cùng đối với Quan gia, lần này được tha là vì còn có trung thần hết mực phò tá, lần sau nếu còn dám tái phạm thì đương nhiên không có ngoại lệ.
Từ đó trở đi, vua Trần Anh Tông không bao giờ đụng vào bất kì một giọt rượu nào nữa, và cũng không ưa những người nghiện rượu. Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi lại, khi Thượng hoàng gợi ý Anh Tông chọn Nội thị Chánh chưởng Nguyễn Quốc Phụ làm Hành khiển, Anh Tông từ chối vì lý do trên: "Nếu lấy ngôi thứ mà bàn, thì Quốc phụ được rồi, chỉ hiềm hắn nghiện rượu thôi!". Vậy nên Nguyễn Quốc Phụ suốt đời chỉ giữ chức đó, không thể thăng tiến. Tiền đồ sáng lạng không ngờ vì rượu mà hóa thành tro.
Bản thân Quan gia biết rõ, cho dù tài cao đến đâu nhưng quá tham lạm vào rượu thì trước sau gì cũng làm lỡ trọng trách, và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người dùng. Quan gia cũng là nhờ cai được rượu, sửa được tật xấu mà trở thành một trong những vị vua có công lao và đóng góp cho dân cho nước bậc nhất trong lịch sử các bậc vĩ nhân Việt Nam. Ông tin dùng những người tài như Mạc Đĩnh Chi, Trần Thì Kiến, Trần Đạo Tái...mà thời kì do ông trị vì phát triển đỉnh cao, được mệnh danh là "Anh - Minh thịnh thế".
Thời xưa, chén rượu vốn gắn liền với những cuộc tao ngộ, với cảm hứng sáng tác của bao tao nhân mặc khách. Từ những buổi tiệc linh đình đến những phút độc ẩm trầm tư, khó tránh việc dùng rượu để giải bày tâm sự. Thế nhưng, từ cổ chí kim sau những cuộc vui ấy, không ít người phải đối mặt với những hệ lụy chẳng mấy dễ chịu, kể cả vua chúa cũng không ngoại lệ. Rượu có thể mang đến cảm giác hưng phấn nhất thời, nhưng cái giá phải trả lại không hề nhỏ.
Thời nay khoa học đã chứng minh, việc lạm dụng rượu có thể gây hại cho gan, tim mạch, thần kinh, thậm chí làm suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần. Không những thế, rượu còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc, những quyết định bốc đồng mà ta không thể lường trước hậu quả.
Bởi thế nên khi sức khỏe và cân bằng tinh thần ngày càng được coi trọng, hạn chế tác hại của rượu, không ít người bắt đầu tìm kiếm một lựa chọn nhẹ nhàng hơn, tinh tế hơn – một thức uống vẫn mang lại sự thư giãn nhưng không để lại những hệ lụy không mong muốn.
Và đó là lúc trà thiên nhiên lên ngôi. Một ấm trà thanh khiết không chỉ giúp ta giữ trọn sự tỉnh táo mà còn đưa tâm trí vào trạng thái an yên, sâu lắng. Không cần men cay nồng, chỉ cần hương trà dịu nhẹ cũng đủ làm lòng người rộng mở, những câu chuyện vì thế mà cũng trở nên ý nhị.
Trà hoa thiên nhiên Tùng Hạ - hương vị quê hương Việt Nam
Chắt lọc tinh hoa từ thiên nhiên, mang đến sự thư thái trong từng ngụm nhỏ. Thay vì một chén rượu say, sao không thử một chén trà thanh? Để những cuộc hàn huyên không chỉ đậm tình mà còn trọn vẹn sức khỏe.




TRÀ HOA LAVENDER TÙNG HẠ
Mã sản phẩm: 87
TRÀ HOA HỒNG TÙNG HẠ
Mã sản phẩm: 88
Nếu rượu khiến tâm trí mê mờ, thì trà giúp ta tỉnh táo. Nếu rượu làm cơ thể mệt mỏi, thì trà thanh lọc và phục hồi. Một ấm trà thiên nhiên không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng, mà còn nâng niu sức khỏe từ bên trong, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giấc ngủ ngon hơn và mang đến một lối sống cân bằng hơn.
Vậy tại sao ta không tìm đến một giải pháp lành mạnh hơn? Một lựa chọn vẫn giúp tinh thần thư thái, vẫn tạo nên những cuộc chuyện trò sâu sắc, nhưng không để lại những hệ lụy đáng tiếc?
Hãy để Trà thiên nhiên Tùng Hạ thay thế những chén rượu nặng nề. Với hương thơm nhẹ nhàng, tinh tế, nhưng đủ sâu lắng trong trà thiên nhiên Tùng Hạ đem đến những lần tâm sự vẫn vẹn nguyên cảm xúc.
Một chén trà, một tâm hồn an yên – bạn đã sẵn sàng thay đổi chưa?
Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!
Comments