Trần Đạo Tái thời Trần - ngôi sao sáng trong triều

TRẦN ĐẠO TÁI

Tự nhiên yêu Trang

3/19/202510 phút đọc

Giữa những trang sử rực rỡ của triều Trần, có một ngôi sao lấp lánh nhưng ít người biết, chính là Văn Túc Vương Trần Đạo Tái - người con trai thứ của Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, cháu nội của vị hoàng đế anh minh Trần Thái Tông, và tham gia triều chính thời vua Trần Anh Tông. Cuộc đời của ông như một bài thơ tuyệt tác, ngắn ngủi nhưng cô đọng, để lại trong lòng hậu thế một dư âm vang vọng qua nhiều thế kỷ.

Trần Đạo Tái là hình mẫu lý tưởng của người quân tử - văn võ song toàn, trí tuệ xuất chúng và tâm hồn thanh cao. Như vầng trăng soi rọi đêm đen, tài năng của ông tỏa sáng ngay từ khi còn rất trẻ. Văn bia Phụng Dương Công chúa thần đạo bi đã từng ca ngợi ông là: "người tài văn có thể giúp cho chính sự đương thời, tài võ có thể dẹp yên loạn nước" - một lời khen hiếm hoi dành cho bậc hiền tài trẻ tuổi thời bấy giờ.

Chỉ mới 14 xuân xanh, khi những hạt sương còn đọng trên cành buổi sớm, chàng thiếu niên Đạo Tái đã xin được đi thi và đỗ Bảng Nhãn - thành tích phi thường khiến nhiều bậc lão niên phải ngưỡng mộ. Tư duy sắc bén, kiến thức uyên bác của ông vượt xa tuổi đời, như thể ông sinh ra đã mang trong mình trí tuệ của nhiều kiếp trước.

Trần Đạo Tái - tài năng trác việt

Trần Đạo Tái - con trai thứ Chiêu Mình Vương Trần Quang Khải
Trần Đạo Tái - con trai thứ Chiêu Mình Vương Trần Quang Khải

Trong triều đình đầy những mưu toan và tính toán, ông nổi bật với sự chính trực và lòng trung thành hiếm có. Tình cảm giữa ông và Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông như dòng suối trong vắt chảy giữa rừng núi, tinh khiết và sâu lắng. Năm 1294, khi Thái thượng hoàng cùng Tuyên Từ thái hậu ngự thuyền vào thăm hang đá tại Vũ Lâm, chỉ riêng Văn Túc Vương được mời lên ngồi cùng - một vinh dự tột bậc, một lời khẳng định không lời về vị trí đặc biệt của ông trong trái tim nhà vua. Sử cũ chép lại, Thượng hoàng Trần Nhân Tông rất quý mến ông hơn hẳn các anh em họ khác. Có lẽ Thượng hoàng mến mộ tài năng của Đạo Tái, mà Văn Túc Vương cũng vô cùng khâm phục đức độ của bậc quân vương anh minh như Thượng hoàng.

Trước khi xuất gia, Thái thượng hoàng đã mời riêng Trần Đạo Tái vào điện Dưỡng Đức, cung Thánh Từ, cùng thưởng thức hải vị và ngâm thơ:

"Hồng thấp bác quy cước,
Hoàng hương chích mã an,
Sơn tăng trì tịnh giới,
Đồng tọa bất đồng xan."

(Quy cước bóc đỏ ướt,
Mã yên nướng vàng thơm,
Sơn tăng giữ trai giới,
Cùng ngồi chẳng cùng ăn).

Trần Đạo Tái ngồi ăn cùng Thượng hoàng trần nhân tông
Trần Đạo Tái ngồi ăn cùng Thượng hoàng trần nhân tông

Khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia ở am Ngọa Vân, Đạo Tái đã thể hiện khí tiết cao quý khi nhớ đến Thượng hoàng: "Chí thượng đi chân trần khắp núi sông, ta đã không thể đi theo, lòng nào lên xe xuống ngựa?" Từ đó cho đến lúc qua đời, ông cũng chỉ đi bộ” - Điều này đã thể hiện được rằng vì sao Thượng hoàng lại quý mến Văn Chính Vương đến thế, vì có lẽ ngoài đệ tử của người ở trường phái Trúc Lâm Yên Tử ra, trong triều đình dường như chỉ có mỗi Đạo Tái hiểu được lí do sâu sắc vì sao người nguyện chí tu hành mặc dù đang là thượng hoàng một nước.

Có một truyền thuyết kể lại rằng, vì không mong vua cha ở lại núi Yên Tử mãi, vua Trần Anh Tông đã lén sai các mỹ nữ trong cung đến thuyết phục. Dẫu vậy, Thượng hoàng Trần Nhân Tông vẫn một lòng hướng theo đạo pháp, khuyên mọi người nên trở lại triều đình hoặc về quê lập nghiệp.

Để chứng minh lòng trung thành với bậc thánh thượng, các cung nữ đã nhảy xuống dòng suối Hổ Khê tự vẫn. Đau lòng trước bi kịch ấy, vua Trần Nhân Tông đã lập đàn cầu siêu cho linh hồn của họ và cho dựng chùa Giải Oan để an ủi những số phận bất hạnh ấy.

Hiện tại hậu thế chưa biết tính xác thực của câu chuyện này. Nếu sự thật là thế, so với con trai người là vua trần Anh Tông thì Văn Chính Vương Trần Đạo Tái, như một lẽ cũng biết không thể đồng hành được với người trên con đường tu tập đó, ít ra cũng là một người đồng đạo và hiểu đạo.

Tình cảm sâu đậm giữa hai tâm hồn cao thượng ấy khiến người đời sau phải ngậm ngùi xúc động. Thái thượng hoàng cũng như triều đình dự định cho Văn Túc Vương Đạo Tái làm Tể tướng, dùng cho việc lớn, nhưng số phận đã không cho phép. Quá trình công danh rực rỡ của ông như ánh sao băng, chợt lóe sáng rồi tắt - "trời không cho sống lâu", Đại Việt sử ký toàn thư đã viết như thế.

Ngoài ra, người đời nhắc đến ông là vì cũng liên quan đến sự việc của Huyền Trân công chúa. Khi cả triều đình còn do dự, ông là một trong hai người duy nhất (người còn lại là Trần Khắc Chung) ủng hộ việc gả công chúa Huyền Trân sang Chiêm Thành - quyết định mở ra bờ cõi mới cho đất Việt.

Sau này, dòng dõi ưu tú của Văn Túc Vương tiếp tục tỏa sáng qua nhiều thế hệ. Cháu ông là Uy Túc công Văn Bích làm Thái bảo thời Minh Tông, chắt là Chương Túc quốc thượng hầu Nguyên Đán là Tư đồ đời Nghệ Tông - những ngôi sao sáng trên bầu trời văn hóa chính trị triều Trần. Điều này chứng tỏ tài đức của ông không chỉ dừng lại ở nơi bản thân mà còn được truyền lại cho hậu thế, như dòng suối mát lan tỏa trên những mảnh đất khô cằn.

Thật thú vị khi thời nhà Trần cũng xuất hiện Lý Đạo Tái - Huyền Quang đại sư, tổ thứ 3 của dòng thiền phái Trúc Lâm. Sự trùng hợp của hai con người xuất chúng cùng thời đại, cùng tên gọi, như một giai điệu kỳ diệu của lịch sử, như thể tên "Đạo Tái" được định mệnh chọn để đánh dấu những linh hồn vĩ đại, mà sự trùng hợp kì diệu trên, sau này sẽ được giải thích rõ.

Người xưa, dù thân thế hoàng tộc, lụa là gấm vóc, vinh hoa phú quý tột cùng, vẫn có thể chọn con đường khắc khổ, đi chân trần qua núi non hiểm trở, đi bộ trên những con đường gập ghềnh sỏi đá, chỉ vì một tấm lòng chân thành, một nghĩa tình sâu đậm mà vui với đạo. Những đôi chân ấy đã chấp nhận chịu đựng sự khổ ải của cuộc sống thay vì được bao bọc trong giày gấm lụa là, nghĩa cử trên đã để lại cho hậu thế những bài học quý giá, tự ngẫm mới thấy hay.

Tiếp bước các thế hệ cha ông ta, ngày nay sau những hành trình dài, đôi chân của mỗi người chúng ta vẫn cần được chăm sóc, được xoa dịu để cùng nhau đi tiếp trên hành trình chinh phục ước mơ đầy thử thách. Lấy cảm hứng về những đôi chân đã hy sinh rất nhiều ấy mà Muối ngâm chân Sahu và Thảo dược ngâm chân đã ra đời.

Trước hết là muối ngâm chân Sahu - sự kết hợp tinh túy của ba loại muối quý: muối biển, muối hồng Himalaya và muối epsom, cùng với tinh dầu gừng và bạc hà, tạo nên một sản phẩm không chỉ giúp thư giãn, giảm căng thẳng mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy độc tố ra khỏi cơ thể để khỏe hơn.

Còn Ngâm chân thảo dược - bài thuốc gia truyền từ lương y Hoàng Văn Tài - dân tộc Tày, với các thành phần quý như dây ba cạnh, chìa vôi bốn cạnh, tơ mành, ngải cứu và nhiều thảo dược quý khác, giúp phòng và hỗ trợ điều trị thấp khớp, tê bại, đau nhức xương, chân tay rũ mỏi sau ngày dài căng thẳng.

Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân, và bước chân đó phải thật vững chắc để cống hiến nhiều thêm cho đời.

Muối Ngâm chân Sahu 1kg
Muối Ngâm chân Sahu 1kg

Muối Ngâm chân Sahu 1kg

Mã sản phẩm: 65

Website

Shopee

Shopee

Tiktok

NATURE LOVE TRANG Store

Ngâm chân thảo dược Vietherb (7 túi lọc)
Ngâm chân thảo dược Vietherb (7 túi lọc)

Ngâm chân thảo dược Vietherb (7 túi lọc)

Mã sản phẩm: 66

Website

Shopee

Shopee

NATURE LOVE TRANG Store

Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!

Comments

Nơi Trang cập nhật các thông tin giải trí thú vị hài hước về kinh tế xanh, các giải pháp vì môi trường và sự phát triển bền vững ở Việt Nam và trên khắp thế giới