Mạc Đĩnh Chi: Lưỡng Quốc Trạng Nguyên nước Việt thời Trần

MẠC ĐĨNH CHI

Tự nhiên yêu Trang

3/7/202515 phút đọc

Vào năm 1304, đời vua Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12, khi ánh nắng vàng rực rỡ trải dài trên kinh thành Thăng Long, triều đình bỗng rục rịch mở khoa thi lớn - một sự kiện trọng đại khiến cả nước xôn xao, từ gã bán cá ngoài chợ đến quan lớn trong triều đều háo hức dõi theo diễn biến của thời đại.

Đây chẳng phải cuộc thi tầm thường, mà là nơi các bậc anh tài đất Việt trổ hết tài năng, tranh nhau ghi danh bảng vàng. Cuối cùng, triều đình đã chọn ra được 44 người xuất sắc nhất được chọn làm Thái học sinh – những tiến sĩ lừng danh thời bấy giờ. Trong số đó, Mạc Đĩnh Chi như ngôi sao sáng chói giữa trời đêm, đoạt ngôi Trạng nguyên; Bùi Mộ khí thế ngút trời, giành danh Bảng nhãn; còn Trương Phóng thì điềm tĩnh rinh về vị trí Thám hoa. Nhưng đằng sau ánh hào quang ấy, là một hành trình đi thi gian truân, vừa bi vừa hài, đủ khiến hậu thế nghe xong phải thốt lên: “Đúng là tài không đến dễ!”

Để đến được ngày vinh quang ấy, các sĩ tử như Mạc Đĩnh Chi phải vượt qua muôn vàn thử thách. Từ làng quê heo hút, các thí sinh không có gia thế hiển hách đằng sau khăn gói lên đường, đôi chân trần chai sần bước đi hàng trăm dặm trên con đường đất đỏ gập ghềnh, có đoạn đá lởm chởm khiến các sĩ suýt trẹo cả chân. Thế rồi chẳng ngại sông sâu, những học trò xuất thân áo vải cố gắng lội qua những con nước ngập đến đầu gối, quần áo ướt nhẹp dính chặt vào người, nhưng đầu vẫn cắm cúi tiến về kinh thành. Hành trang của mọi người nhẹ hẫng mà thấm đẫm mồ hôi: một tay ôm bọc cơm nắm muối mè đã bám đầy bụi đường, tay kia siết chặt mấy cuốn sách tre sờn mép, miệng lẩm bẩm ôn bài không ngơi nghỉ.

Hành trình đi thi gian khó của Mạc Đĩnh Chi:

Mạc Đĩnh Chi cũng như các học trò nghèo vượt đồi lội suối vượt khó đi học
Mạc Đĩnh Chi cũng như các học trò nghèo vượt đồi lội suối vượt khó đi học

Đêm xuống, nhìn qua nhìn lại chẳng có nhà trọ sang trọng, nhóm sĩ tử vượt khó đành ngả lưng dưới gốc đa cổ thụ, muỗi kêu vo ve như ong kêu vò vẽ, còn tiếng chó sủa ran khắp xóm thì thay gà đánh thức lúc bình minh. Có hôm trời đổ mưa tầm tã, từng lớp người đi thi không đủ kinh phí co ro trong chiếc áo tơi rách, vừa run vừa đọc sách dưới ánh trăng lờ mờ, thế mà cũng quyết không để giấc mơ khoa bảng tan biến.

Ngày thi đến, gian nan lại tăng thêm bội phần. Khoa thi kéo dài mấy ngày liền trong những gian lều nho nhỏ song thí sinh lại phải đối mặt với những áp lực vô cùng lớn lao. Nếu khoa bảng không đỗ thì còn đường về nhà nữa không, cưới vợ nữa không, trả nợ nữa không thì không ai biết. Kể cả người vốn văn chương đầy bụng cũng không dám chắc ván cược “chữ nghĩa” này sẽ đại thắng.

Dòng sĩ tử chen chúc nhau đi thi khoa bảng
Dòng sĩ tử chen chúc nhau đi thi khoa bảng

Mạc Đĩnh Chi, vốn dáng người nhỏ thó, phải chen chúc giữa đám sĩ tử to cao lực lưỡng, có lúc bị đẩy bật ra mép bàn, suýt ngã nhào xuống đất, tay vẫn ôm khư khư bài thi. Đề thi thì hóc búa đến mức nhiều người toát mồ hôi hột, cắm cúi viết đến mỏi nhừ cả cổ tay. Nghe đâu có anh chàng sĩ tử vì căng thẳng quá hay sao mà ngủ gật giữa giờ, ngáy vang như sấm, khiến giám thị phải gõ thước chan chát để gọi hồn tỉnh lại. Chưa hết, trời giữa trưa nóng như đổ lửa, mồ hôi chảy thành dòng thấm ướt cả giấy thi, chữ viết nhoè đi, khiến Mạc Đĩnh Chi phải cẩn thận từng nét kẻo hỏng cả bài.

Vậy mà ông vẫn bình thản, vừa viết vừa nhẩm, từng câu chữ sắc bén như dao cắt. Đến khi bảng vàng công bố, tên Mạc Đĩnh Chi đứng đầu thiên hạ, khiến cả kinh thành náo động. Dân chúng đồn ầm lên: “Nghe nói ông này xuất thân hàn vi, đi thi khổ như trong chuyện cổ, vậy mà vẫn đỗ Trạng nguyên, đúng là kỳ tích!”

Mạc Đĩnh Chi - Lưỡng quốc trạng nguyên vang danh nước Việt
Mạc Đĩnh Chi - Lưỡng quốc trạng nguyên vang danh nước Việt

Nhưng đúng như người ta nói, trong phúc sẽ có họa. Ngày ra mắt triều đình, khi các tân khoa lần lượt bước vào điện vàng để diện kiến vua Trần Anh Tông, thì Mạc Đĩnh Chi, với dáng vẻ gầy gò, da sạm nắng vì những ngày lặn lội đường xa, bước lên trong bộ áo mới may vội, trông vẫn lùng nhùng chẳng vừa người. Vua Trần Anh Tông ngồi trên ngai, vốn đã nghe danh tài năng của ông, nhưng khi nhìn thấy dung mạo thì không khỏi ngỡ ngàng.

Nhà vua nhíu mày, lòng thầm nghĩ: “Trạng nguyên là người sẽ đại diện cho quốc gia, đại diện cho thiên tử đi tiếp sứ thần các nước, nên vẻ bề ngoài phải coi cho được một chút vì vấn đề này liên quan đến thể diện cả nước. Bởi thế cho nên, ngoài tài văn chương xuất chúng ra, diện mạo của Trạng Nguyên cần phải có khí chất hơn người, không thể tầm thường.”

Những suy tư của Quan gia (nhà Trần gọi vua là Quan gia) sâu sắc là thế, nhưng người không nói, mà chỉ thể hiện ra bằng cái lắc đầu. Song biểu hiện này lại khiến cho những người không hiểu trong triều chê bai ngầm Đĩnh Chi, cho là vua không ưng nên mình cũng không ưa. Một tên người hầu đứng gần đó còn thì thào với người bên cạnh: “Chắc ông này ăn gió uống sương mà đỗ được Trạng nguyên đấy!”

Mạc Đĩnh Chi nhìn thấy thiên tử lắc đầu, thật sự cảm khái ở trong lòng. Trước nay thần tử thông tuệ vẫn luôn đau đáu tìm một minh quân thông thái để cùng nhau mưu lược “chí thiên hạ”, ước mong được cống hiến trong một triều đình không vì địa vị, tư lợi mà chỉ trọng dụng nhân tài mãi mãi không nguôi. Thoáng chốc, ông lại nghĩ về hành trình gian khổ của những con người tài hoa xuất chúng như mình, nhưng chỉ vì ngoại hình không ưa nhìn mà khiến cho đường công danh trắc trở, dốc sức lao đầu vào để rồi lại bỏ không. Nếu có thể thay đổi thời thế, cải thiên hoán vận, ông nhất định lấy chính mình làm trung thần thanh quan, đem tất cả tài năng ra giúp nước để thay đổi cái quan niệm “trông mặt mà bắt hình dong” đã ăn sâu vào tận gốc rễ biết bao đời nay.

Thôi thì đã trải qua biết bao kiếp nạn để đi thi, chức vị Trạng nguyên cũng hóa thành không, trong tâm trạng đó, ông chỉ xin Quan gia cho mượn giấy bút để bày tỏ nỗi lòng. Vua Trần Anh Tông cũng không biết nói gì hơn, đành gật đầu đồng ý.

Ngay tại chính điện, giữa tiếng xì xào của bá quan văn võ, Mạc Đĩnh Chi cầm bút, hít một hơi dài, rồi thoăn thoắt viết bài phú Ngọc tỉnh liên – “Sen trong giếng ngọc”

Mạc Đĩnh Chi - lưỡng quốc Trạng nguyên làm bài Ngọc Tỉnh liên phú dâng vua Trần Anh Tông
Mạc Đĩnh Chi - lưỡng quốc Trạng nguyên làm bài Ngọc Tỉnh liên phú dâng vua Trần Anh Tông

Bài phú có đoạn:

Chẳng phải như đào trần lý tục; chẳng phải như trúc cỗi mai gầy.
Câu kỷ phòng tăng khó sánh; mẫu đơn đất Lạc nào bì.
Giậu Đào Lệnh cúc sao ví được; vườn Linh Quân lan khó sánh bằng!
Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái hoa vậy.

Lại có đoạn như sau:

“Há rằng trống rỗng bất tài,
Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay.
Nếu ta giữ mực thẳng ngay,
Mưa sa gió táp xem nay cũng thường.”


Ý ông ngẫm lại mà rằng: những người xuất thân áo vải dù bần hàn, gầy gò phong trần, nhưng tài năng vẫn vững chãi như sen trong giếng ngọc, chẳng ngại mưa gió – chính là hoa sen thanh cao mọc lên từ bùn đất, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ông viết xong, cung kính dâng lên. Vua Trần Anh Tông cầm bài phú, đọc từng dòng, ban đầu thì ngẩn ra, mắt tròn xoe như không tin nổi. Rồi nhà vua thầm vui ở trong lòng “Khá lắm, khá lắm! Trông người này như cây sậy giữa đồng, nhưng chí lớn này đủ sức gánh cả giang sơn! Ta suýt nữa thì nhìn lầm người!” . Cả triều đình vô cùng sửng sốt khi Quan gia mới vừa lắc đầu, giờ lại lập ngay chức Trạng Nguyên cho ông, khiến cho mọi người không còn chút giễu cợt nào.

Thế là từ kẻ suýt bị mất ngôi vị Trạng nguyên, Mạc Đĩnh Chi được vua phong ngay làm Thái học sinh dũng thủ, sung chức Nội thư gia – một vị trí mà ai cũng phải xuýt xoa: “Đúng là tài không đợi dáng!”

Sau này, Mạc Đĩnh Chi còn đứng cùng triều với những nhân vật nổi bật thời đó như Trần Thì Kiến, Trần Đạo Tái, Đoàn Nhữ hài...góp phần vào thời đất nước phát triển rực rỡ "Anh - Minh thịnh thế".

Tài năng của ông sau này quả thực trên mức phi phàm. Sử sách kể lại rằng, vào dịp Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, trong một buổi thiết triều rôm rả có sự góp mặt của cả sứ thần Cao Ly, vua Nguyên bất chợt cao hứng, yêu cầu cả hai trổ tài làm thơ ngợi ca chiếc quạt nan. Bài thơ của Mạc Đĩnh Chi vừa xuất hiện đã khiến vua Nguyên trầm trồ không ngớt, mê mẩn tài năng của vị sứ thần Đại Việt này đến mức muốn giữ luôn không cho về. Cuối cùng tuy không giữ được người, vua Nguyên vẫn rất ngưỡng mộ tài năng của ông và lập tức đề bốn chữ “Lưỡng quốc Trạng Nguyên” lên quạt, như một cách công nhận rằng tài năng văn học của ông đã lên tầm mức “quốc tế”.

Câu chuyện về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã vẽ nên một bức tranh sinh động về bản tính con người. Hay đúng hơn là, chúng ta thường bị thu hút bởi vẻ đẹp bên ngoài, bởi những điều dễ chịu trước mắt mà quên đi rằng, đôi khi những thứ có vẻ ngoài giản dị, thậm chí khó chấp nhận ban đầu, lại ẩn chứa những giá trị sâu sắc và bền vững nằm sâu bên trong. Đôi lần, chúng ta né tránh "thuốc đắng" vì cảm giác khó chịu tức thời, mà không nhận ra đó chính là những gì có thể chữa lành "tật bệnh".

Thiên nhiên cũng vận hành theo nguyên lý tương tự. Những báu vật quý giá nhất thường không phô trương liền ngay vẻ đẹp bên ngoài. Chúng lặng lẽ tích lũy tinh hoa qua thời gian, như những củ nghệ đen trồng thuận tự nhiên trong vườn rừng. Sau năm năm phát triển theo quy luật tự nhiên, không vội vàng, không can thiệp, loại nghệ này có thể không bắt mắt như những loại được nuôi trồng tăng trưởng nhanh, nhưng dược tính của chúng lại đạt đến đỉnh cao. Củ nghệ đen trồng trong vườn sinh thái Lá Mây tuy có vẻ ngoài thô kệch, đen sì sì, kèm theo là vị đắng khó uống, nhưng lại chứa đựng rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Nghệ đen mật ong - sản phẩm thiên nhiên Made in Vietnam

Nghệ đen, với vị đắng đặc trưng, đôi khi khiến người ta e ngại. Nhưng chính sự khó khăn ban đầu khi tiếp nhận lại là dấu hiệu của những tác động sâu sắc đến sức khỏe. Các hợp chất quý trong nghệ đen không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm sạch dạ dày và đường ruột, mà còn góp phần cải thiện làn da, hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ. Hơn nữa, Lá Mây Farm cũng đã kết hợp nghệ đen và mật ong để bổ trợ cho nhau, giảm lại vị đắng và gia tăng những lợi ích từ thành phần mật ong.

Nguồn tham khảo: Nghệ đen có tác dụng gì?

Mời bạn cùng thưởng thức Nghệ đen mật ong Lá Mây, góp phần nâng cao sức khỏe cho bản thân và giá trị của nông sản Việt.

Nghệ đen mật ong Lá Mây

Cách dùng Nghệ Đen Lá Mây – Để dạ dày được yêu thương đúng cách!

☕ Cách pha đơn giản mà hiệu quả: Lấy 10g sản phẩm pha với 200ml nước ấm, uống vào buổi sáng trước ăn 30 phút. Đây là lúc dạ dày còn trống, giúp các hoạt chất dễ dàng thẩm thấu và phát huy tác dụng tốt nhất.

🌱 Mới bắt đầu? Không sao cả! Nếu bạn chưa quen, có thể thử với 1/3 – 1/2 liều lượng trong vài ngày đầu để cơ thể thích nghi.

😖 Nghệ đen đắng, nhưng đắng lòng nhất là... không biết cách uống!

Nghệ Đen Lá Mây được trồng 5 năm trong vườn rừng sinh thái, nên dược tính rất cao nhưng vị cũng đậm hơn. Nếu thấy đắng quá, bạn có thể pha loãng hơn hoặc chia thành 2 lần/ngày (sáng và tối trước bữa ăn).

⚠ Một số lưu ý quan trọng:

Không dùng cho phụ nữ mang thai.

Sản phẩm phù hợp với người đau dạ dày nhẹ. Nếu bị viêm loét nặng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tránh dùng khi đang có kinh nguyệt nhiều, rong kinh hoặc trước phẫu thuật 2 tuần.

🌿 Uống đúng – Dạ dày khỏe – Cơ thể vui!

Nghệ đen mật Lá Mây Farm
Nghệ đen mật Lá Mây Farm

Sản phẩm cùng loại:

Nghệ mật phấn hoa Lá Mây

Shopee

Nghệ mật phấn hoa Lá Mây
Nghệ mật phấn hoa Lá Mây

Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!

Comments

Nơi Trang cập nhật các thông tin giải trí thú vị hài hước về kinh tế xanh, các giải pháp vì môi trường và sự phát triển bền vững ở Việt Nam và trên khắp thế giới