Kiếp nạn Rác trên biển của Thần Biển

KIẾP NẠN THẦN BIỂN

Tự nhiên yêu Trang

3/18/20258 phút đọc

Thần dân yêu quý, ta là Thần Biển đây – ông già râu trắng, suốt ngày ôm sóng vỗ bờ, mắt mỏi mòn nhìn cái vùng nước mặn chát mà các con cứ tung hô là "đại dương bao la" ấy. Nghe thì oách, nhưng thú thật, chỗ ta ở giống cái sân khấu tạp kĩ lớn nhất trần đời hơn là chốn thần tiên. Nơi mà các thế lực Thiên - Địa - Nhân, Tiên - Yêu - Ma, tha hồ hoành hành, còn ta thì chỉ biết ngồi đó, tay chống cằm, miệng lẩm bẩm: "Hồi xưa được chọn giữa việc làm thần núi hay thần biển, sao ta không làm thần núi cho đỡ khổ nhỉ, ít nhất cũng đỡ thần... kinh?"

Hồi xưa đó, cái thời đất trời còn hỗn độn sơ khai, ta đã phải chứng kiến trận “đại thủy chiến” giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh. Chỉ vì nàng Mỵ Nương xinh đẹp mà Thủy Tinh nổi khùng, dâng nước ngập trời, sóng đánh ầm ầm khiêu chiến với tình địch như kiểu "Ta phải rửa sạch cái núi của Sơn Tinh!" Cá tôm nhà ta chạy tán loạn, có con cua còn leo tít lên cây dừa, hết giờ vẫn ngồi đó ngơ ngác hỏi: "Thần Biển ơi, trận lụt xong chưa?" Ta thì lóp ngóp giữa dòng, vừa né nước vừa né đá lăn từ trên núi xuống, thầm rủa: "Hai anh thích đánh nhau thì lên rừng mà tỉ thí, đừng biến nhà ta thành cái bể bơi công cộng thế chứ!" Cuối cùng Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua, còn ta thì lãnh cái bãi biển ngổn ngang bùn đất, nhìn mà muốn khóc – nhưng khóc thì nước mắt dâng lên, lại ngập thêm, thôi đành ngậm ngùi thân phận ông già!

Kiếp nạn của Long Vương vì...rác xâm lấn

Sơn Tinh đại chiến Thủy Tinh vì Mỵ Nương
Sơn Tinh đại chiến Thủy Tinh vì Mỵ Nương

Rồi đến lượt Tề Thiên Đại Thánh, mò xuống Long Cung của ta "mượn" gậy Như Ý. Nghe thì tưởng khách quý đến, nhưng không, ông ta xông vào như kiểu "nhà ta đây mà," quậy tung cả cung điện, làm mấy con rồng con sợ đến mức trốn sau san hô, mắt chớp chớp. Tề Thiên lúc đó nói ngọt lắm, chẳng qua chỉ là mượn gậy chơi thôi, nể chỗ thân tình ta cũng cho. Ai ngờ đâu, hóa ra là “thánh” lên trời quậy “thần”, đại náo cả thiên cung, báo hại ta sau này bị thiên đình phạt vì tội đồng lõa tiếp tay, vừa mất hàng, lại còn mất cả bổng lộc một năm, coi như công cốc!

Yên ổn vài năm, chưa kịp hoàn hồn lấy lại vốn thì Na Tra – cậu nhóc nghịch như quỷ – lại đến đại náo thủy cung nhà ta. Con trai ta tam thái tử Long Cung, Ngao Bính, ra cản cũng không được, làm cả biển rung chuyển ầm ầm. Ngao Bính kêu la thảm thiết, tôm cá bỏ nhà đi tán loạn, có con cá mú còn ngoái lại bảo: "Thần Biển ơi, cho con khỏi nộp tiền trọ tháng này". Ừ thì các ngươi đi được, còn ta thì sao? Ta đành ngồi đó, tay ôm đầu, nhìn cảnh hỗn loạn mà chỉ biết lẩm bẩm: "Trẻ con thiệt là, phá làng phá xóm xong rồi cười hì hì chạy đi, để ta với cái bãi biển tan hoang thì tính làm sao?" Nhìn Ngao Bính nhà ta nằm thở thoi thóp vì chặn không nổi, ta chỉ muốn hét lên: "Cậu thích nghịch thì lên bờ quậy với ngao sò ốc hến đi, tha cho Ngao (Bính) nhà ta với!"

Na Tra đại chiến Thủy cung nhà Ngao Bính
Na Tra đại chiến Thủy cung nhà Ngao Bính

Rồi thế là mọi người tưởng ta được yên chưa? Đâu có! Xong thiên kiếp địa tai rồi, giờ lại đến nhân họa – con người văn minh thời nay – tiếp tục "tô điểm" cho cái sân khấu lắm trò của ta. Mỗi mùa du lịch, người người kéo xuống đông như hội, cười nói rộn ràng, tắm biển xong thì để lại gì? Một bãi rác "hoành tráng"! Chai nhựa trôi lềnh bềnh như đàn sứa giả, túi nilon bay lượn như cờ hội, vỏ lon bia lăn lóc trên cát như kho báu ai kia quên nhặt! Có lần ta thấy một con cua tội nghiệp kẹt trong cái chai nước ngọt, giơ càng lên kiểu "Thần Biển ơi, con không uống nổi cái này đâu, cứu con với!" Ta nhìn mà muốn khóc thay cho nó, nhưng nào có giúp được gì, chỉ biết lắc đầu cảm thán: "Thiên hạ vui thì vui, nhưng đừng biến nhà ta thành bãi chiến trường rác thế chứ, ta già rồi, dọn không nổi nữa!"

Rác ngập trên biển
Rác ngập trên biển

Dĩ nhiên, ta phải công nhận vẫn có những đứa con ngoan trong đám các con. Có hôm ta thấy mấy bạn trẻ, áo phông quần ngắn, tay cầm bao tải, hì hụi nhặt rác trên bãi biển. Nắng cháy da mà họ vẫn cười, gom từng cái chai, từng mẩu túi, trả lại cho ta cái bờ cát mịn màng như ngày nào. Nhìn cảnh đó, ta cảm động muốn vỗ tay luôn – mà thôi, vỗ tay thì sóng to, biển động mất! Ta chỉ biết thì thầm: "Cảm ơn các con, ít ra vẫn còn người thương ông già râu trắng này, không để ta cô đơn với đống rác!"

Nhưng nói gì thì nói, ta cũng tự hào lắm chứ. Biển của ta không chỉ đẹp mà còn hào phóng, cung cấp bao nhiêu thứ ngon lành cho nhân loại. Muối biển ta lọc ra, tinh khiết như ngọc, mặn mà đúng điệu, các con nêm vào món ăn, trộn xà lách, ướp đồ nướng đều ngon hết sảy! Rồi còn muối hầm Sahu, muối tre, muối rong biển Sahu nữa – mấy món này được tỉ mỉ làm từ nước biển, nung trong ống tre, vừa thanh thuần vừa đậm đà, đúng kiểu "hương vị biển" mà các con mê mẩn. Cá tôm ta nuôi, rong biển ta trồng, toàn là dưỡng chất để con người khỏe mạnh, vậy mà đôi khi tất cả lại quên mất, cứ vô tư xả rác xuống nhà ta như thể ta là cái "thùng rác công cộng" không đáy!

Thôi thì, ta già rồi, cằn nhằn mãi cũng mỏi miệng. Ta chỉ mong mọi người – con người đáng yêu mà cũng lắm trò của ta – hãy đối xử tử tế với biển, với đám tôm cá cua ngao dưới này một chút. Đừng để ta phải tự dọn rác vừa ca bài "kiếp nạn trên bãi biển." Hãy để bãi biển sau mỗi chuyến đi vẫn trong xanh như lúc du khách đến, để ta còn khoe với thần núi rằng: "Nhà ta tuy ồn ào, nhưng vẫn đẹp, vẫn đáng yêu!" Mọi người làm được không nào? Ta đặt niềm tin bằng tất cả nhân sinh đấy, đừng làm ông già này thất vọng nhé!

Muối Sahu - đậm đà thương hiệu Việt

Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!

Comments

Nơi Trang kể những câu chuyện thú vị về các thời kì lịch sử, đồng thời cũng là điểm giao thoa giữa sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên kế thừa truyền thống xưa và tính ứng dụng thời đại của nó.