Nữ Tướng Thời Trần Nguyễn Thị La: Hành Trình Báo Thù và Vinh Quang phần 2
NGUYỄN THỊ LA P2.
Mời bạn xem lại phần 1 trước khi xem phần 2 này nhé: Chuyện Tình Éo Le Thời Trần: Nguyễn Thị La và Hành Trình Báo Thù Phần 1
Nhanh như chớp, tin một nữ nhân sẽ cầm quân đánh trận đã đến tai Đinh Hoàng. Đúng như dự đoán, hắn lúc đầu còn cẩn thận ứng phó với quân triều đình, nhưng khi nghe tin đối thủ lần này là Nguyễn Thị La đã từng trốn chạy khỏi mình bao năm không dám chạm mặt thì hắn cười khẩy. Hắn đã từng giết hại người thân nàng dễ như trở bàn tay, cũng may nàng chạy nhanh như gió, chứ nếu không thì đã phải làm nô cho hắn cả đời.
Sau đó, Đinh Hoàng cho người do thám thêm thì đột nhiên xuất hiện tin đồn, cho rằng mục đích Nguyễn Thị La đến đây là để...xin lỗi hắn. Nàng hối hận vì năm xưa đã từ chối hắn. Nay có dẫn quân đến đây cũng là nàng từ kinh thành xa xôi, tìm cách để ... quay trở lại với người tình cũ. Tin đồn này lan nhanh đến mức còn hơn một cuộc cháy rừng, khiến người ta không thể không tin.
Đinh Hoàng biết được, cũng thấy thỏa lòng. Tuy nhiên hắn cũng nên đề phòng một chút, vì sao nàng vốn dĩ vô cùng cứng đầu, chết cũng không sợ mà sao lại quay đầu nhanh như thế. Điều tra kĩ hơn, thì hắn phát hiện ra nàng thực chất không dễ đổi ý, nàng bắt hắn phải từ bỏ hết đám nữ nhân trong nhà, chỉ lấy một mình nàng thôi, nếu không thì sẽ quyết đấu một trận. Hắn cuối cùng hiểu ra, nàng vẫn bướng bỉnh như ngày nào, nhưng không phải ghét bỏ hắn, mà là vì quá ham thích hắn.
“Dù là nữ cải nam trang ra trận rồi, vẫn không bỏ được cái tính ghen trong lòng. Bảo sao sống ở trong cung cùng người khác hầu hạ một tên đàn ông lại không ưa thích? Đúng là bản tính đàn bà” Hắn âm thầm càu nhàu vậy thôi, chứ hắn vô cùng muốn chinh phục người phụ nữ này. Nếu không vì vậy, hắn hà tất gì bị nàng từ chối rồi phải lùng sục nàng khắp nơi để ba năm sau muốn lần nữa tìm bắt được người?
Cung Phi Nguyễn Thị La: Từ Cô Gái Dân Gian Đến Nữ Tướng Lừng Danh phần 2


Những báo cáo từ quê nhà cho biết Đinh Hoàng đã dựng một tòa biệt phủ nguy nga, và hắn tuyên bố sẽ đợi ngày chiếm được Nguyễn Thị La để "dạy cho ả biết thế nào là lễ nghĩa". Đêm đêm, hắn say sưa khoe với đồng bọn sẽ bắt nàng làm nô tì hầu rượu, rửa chân cho mình.
Quân của Đinh Hoàng từ từ mất đi khí thế, phần là vì chủ nhân xem thường, phần còn lại là vì tin đồn về nàng như vậy khiến nàng không được xem là một đối thủ đáng gờm trong mắt chúng nữa.
“Bộ triều đình hết người hay sao mà phải phái một nữ nhân cầm quân thế này? Dù cho nữ cải nam trang cũng không thể nào so sánh với một nam nhân chí khí ngút trời được.” Một tên lâu la cảm khái.
“Hơn nữa, ả ta còn là vợ vua, chỉ chuyên tranh giành đàn ông trong cung, chưa từng đánh được trận nào, rõ ràng là muốn nạp mạng mà. Thiệt không hiểu nỗi, Quan gia lại có thể phái người đàn bà của mình đi vào chỗ chết vậy sao?
“Xem ra, nhà Trần lừng lẫy tiếng tăm chiến thắng giặc Nguyên ba lần khi xưa giờ đã hết thời rồi. Thời khắc này chính là lúc chúng ta phản công đó Đinh thủ Lĩnh”.
Đinh Hoàng gật đầu, đứng lên nói: “Nếu Nguyễn Thị La là một món quà triều đình tặng chúng ta thì sao chúng ta lại không nhận chứ? Các người yên tâm, phụ nữ xinh đẹp ở kinh thành vẫn còn rất nhiều, sau này ta sẽ cho các người từ từ hưởng thụ.
Nói rồi cả bọn cười phá lên, đắc chí vô cùng.
Trong số đó, có một người đang chú tâm suy nghĩ. Chờ cho cả bọn qua được cuộc vui, hắn mới lên tiếng.
“Vậy Đinh thủ lĩnh, người có cần...bỏ hết thê thiếp để chấp nhận yêu cầu của Nguyễn Thị La không?”
Đinh Hoàng gạt phăng: “Cần gì làm theo ý ả, ả ta trước sau gì cũng thuộc về ta, ở đó mà đòi điều kiện. Chúng ta cứ đánh một trận thông thường thôi, khỏi phải suy tính chiến lược gì hết. Đánh với đàn bà thì chỉ vài canh giờ là thu phục rồi. Bày binh bố trận, chẳng khác nào làm nhục đám đàn ông chúng ta, các người nói có phải không?
Cả đám gật đầu vâng dạ, uống rượu say khướt đến khuya. Kết quả là, hôm cuối cùng trước ngày xuất binh, chúng chả bàn ra một kế sách nào có vẻ ra hồn, mà chỉ chăm chăm tâng bốc bản thân và hạ bệ đối thủ. Cách đánh ra sao thì vẫn y như trận vừa rồi không hề khác biệt. Chỉ có khác rằng lần trước là hắn toàn thắng, còn lần này, Đinh Hoàng đâu biết được rằng, tử thần đang mời gọi mình.
TRẬN CHIẾN XẢY RA
Ngày hai bên quyết đấu, Nguyễn Thị La mặc áo giáp, cưỡi ngựa trắng, tóc búi gọn gàng dưới chiếc mũ ra trận. Từ xa nhìn lại, ít ai nhận ra đó là một người phụ nữ. Nàng bình tĩnh như một võ tướng dày dạn, phong thái uy nghi, việc điều binh khiển tướng như là đã quen từ lâu.


"Chúng ta tách làm năm đạo quân. Ta sẽ dẫn một đội quân nhỏ tấn công trực diện, bốn đạo quân còn lại mai phục bốn bên. Khi quân địch dồn lực đối phó với ta và rơi vào bẫy, các ngươi sẽ tấn công từ bốn phía!" Nữ tướng phân phó.
Mọi người y lệnh mà làm. Nguyễn Thị La tin chắc với bản tính thích chinh phục cố hữu của đàn ông, hắn nhất định sẽ tấn công như vũ bão về phía nàng. Như vậy, nàng càng có cơ hội dụ hắn vào trận địa mai phục và chính thức kết liễu cuộc đời một tên bạo ngược.
Kế sách được thi hành và rồi kết quả đúng như dự kiến. Quân chủ lực của giặc đón đánh cánh quân khá mỏng của Nguyễn Thị La, để rồi tiến sâu vào trong và vướng vào vùng tử địa ở trong binh pháp - một cái đồi trũng. Cộng thêm bốn cánh quân mai phục xông vào ép chặt, quân đội của Đinh Hoàng thật sự mất sức khi phải phá vòng vây từ dưới đánh lên. Thế là cả bọn thất bại hoàn toàn, người chết vô số, thi thể thành đống.
Khi Đinh Hoàng bại trận, kiệt sức ngã gục trên nền đất, hắn mơ hồ nhận ra người chỉ huy quân triều đình - Nguyễn Thị La đang tiến đến gần.
"Nguyễn Thị La! Ta theo đuổi nàng, nàng không thèm. Giờ nàng lại theo vua, rồi lừa dối nói muốn lấy ta để dẫn quân đánh lại ta?"
Nguyễn Thị La cười nhạt, tay vung kiếm chém bay mũ giáp của Đinh Hoàng:
"Ta từng bảo thà làm cỏ dại trong vườn Thượng Uyển còn hơn làm bông hoa trong nhà kẻ bất tài vô đức. Giờ ngươi đã hiểu chưa?
Hắn mấp máy môi tính nói điều gì đó, nhưng đã kiệt sức chỉ thở hắt ra.
Ngươi chỉ biết cướp bóc dân lành, ỷ mạnh hiếp yếu, hoàn toàn không hiểu được Binh bất yếm trá trong binh pháp là như thế nào. Bấy lâu nay ta học binh thư, đọc các chiến lược của Hưng Đạo Vương, cũng chỉ chờ có ngày hôm nay" Nguyễn Thị La đáp.
Đến lúc này đây, thắng bại đã rõ, những kẻ cứng đầu chống đối giờ cũng phải chịu quy hàng.
"Ngươi từng nghĩ ta yếu đuối, dễ bắt nạt. Ngươi từng mơ ta sẽ quỳ gối dưới chân ngươi, rửa chân cho ngươi. Giờ thì ai quỳ dưới chân ai?"
Nàng trừng mắt lên nhìn hắn. Mối hận năm xưa bỗng chốc dâng trào.
"Từ khi ngươi giết anh ta, ta đã thề sẽ luyện binh luyện kiếm để tiêu diệt ngươi! Hôm nay, linh hồn anh ta sẽ được yên nghỉ!"
Đinh Hoàng không thể thoát được lưới trời đã giăng sẵn, đã bị Nguyễn Thị La chém gục ngay tại trận. Một kẻ coi thường phụ nữ, coi khinh vương pháp, nay đã bị chính phụ nữ và chính quân của triều đình một nhát kết liễu. Thói đời thay!
Hắn trợn tròn mắt, không thốt nên lời trước khi trút hơi thở cuối cùng.
Trận chiến kết thúc nhanh chóng với phần thắng thuộc về quân triều đình. Đinh Hoàng bị giết chết, các thủ lĩnh khác bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Nguyễn Thị La cho đem xác Đinh Hoàng về, trưng bày để răn đe bọn giặc còn lại, nhưng vẫn đối xử khoan hồng với những kẻ bị ép theo giặc.
Khi Nguyễn Thị La dẫn quân khải hoàn về kinh, cả triều đình đổ ra đón mừng. Vua Trần Anh Tông vô cùng phấn khởi, vừa ngạc nhiên vừa kiêu hãnh trước tài năng của phi tần yêu quý:
"Ái phi đúng là kỳ nữ của triều Trần ta! Nàng đã chứng minh rằng nữ nhi cũng có thể lập công danh hiển hách, thật sự là khiến nam nhân thiên hạ nể phục đó!"
Nguyễn Thị La khiêm tốn đáp:
"Bẩm Quan gia, thiếp vốn chỉ là phụ nữ bình thường, may mắn được Quan gia tin tưởng. Công này thực chất là của Quan gia đã tin tưởng thiếp, và các quân sĩ đã không ngần ngại chiến đấu vì triều đình!"
Từ đó, Cung phi Nguyễn Thị La càng được vua Trần Anh Tông sủng ái. Nàng sinh hạ cho vua hai hoàng tử và một công chúa, sống cuộc đời vinh hiển trong cung.
Sự vinh quang ấy không khiến cho nàng quên đi cội nguồn. Sau chiến thắng, nàng cho xây lại nhà cửa cho dân làng bị Đinh Hoàng phá hoại, lập đền thờ hai người anh và còn thiết lập học quán dạy võ nghệ, y thuật cho con gái trong làng. Nàng mong rằng nữ nhi trên khắp thiên hạ này sẽ không còn bị cường hào ác bá quấy nhiễu nữa.
"Nữ nhi không chỉ biết thêu thùa," nàng nói với các cô gái trẻ, "mà còn có thể bảo vệ gia đình và quê hương khi cần thiết."
NỮ KIỆT VỀ TRỜI
Năm 42 tuổi, Cung phi xin phép vua về quê thăm họ hàng, không ngờ thuyền gặp tai nạn nên đắm giữa dòng. Thi hài của nàng trôi vào bãi sông xứ rừng Mái, sau được dân làng lập đền thờ, gọi là bà chúa Mái.
Vua Trần Anh Tông nghe tin cực kỳ đau buồn và tiếc thay cho một người vợ cả đời chỉ biết dùng y thuật của mình để cứu người và dùng tài năng của mình để lập công cho nước. Ngài truyền lệnh, sắc phong Cung phi và phê chuẩn cho dân làng thờ cúng nàng để không chỉ ngài mà nhân dân cả nước có thể nguôi nỗi nhớ mong.


Câu chuyện về bà chúa Mái đã để lại cho hậu thế nhiều bài học quý giá. Một triều đại thịnh vượng không chỉ nhờ vào vị vua anh minh, mà còn cần những người phụ nữ tài đức bên cạnh. Nguyễn Thị La đã chứng minh rằng, phụ nữ không chỉ giỏi ở hậu phương, mà còn có thể đảm đương việc lớn khi cần thiết.
Có lẽ vì thế mà dù đã hơn bảy thế kỷ trôi qua, hình ảnh người phụ nữ mặc giáp trụ cân đai, tay cầm gươm giáo xông pha trận mạc vẫn luôn là biểu tượng về sự dũng cảm, trí tuệ và lòng yêu nước trong tâm trí người dân Việt. Đôi khi, người viết nên những trang sử oai hùng lại là những bàn tay vốn chỉ được xem là quen với phấn son.
Tinh thần bất khuất của bà chúa Mái vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho người Việt đến tận ngày nay. Từ những chiến trường xưa đến cuộc sống quá nhiều thách thức như hiện tại, sức mạnh và sự bền bỉ vẫn luôn là yếu tố quan trọng để mọi người vượt qua khó khăn. Và cũng như cách người xưa chuẩn bị tâm thế và thể lực trước mỗi trận chiến, người nay cũng cần những phương thức tự nhiên để bồi bổ sức khoẻ, nâng cao thể lực và duy trì sự minh mẫn để chinh phục tương lai.
Mang theo mình triết lý đó, Hồng Sâm Mật Gừng Lá Mây đã kết tinh tinh hoa của y học cổ truyền trong một sản phẩm hiện đại nhưng vẫn lưu trữ những giá trị truyền thống. Hồng Sâm Mật Gừng Lá Mây không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của những nguyên liệu quý hiếm như Hồng Sâm, mật, gừng, mà còn phù hợp cho người sức khoẻ suy yếu, người bệnh lâu ngày với các biểu hiện như thở ngắn, chân tay lạnh, ăn kém, tiêu hoá kém, mệt mỏi hay choáng váng. Khi cơ thể đã có thể phục hồi và khoẻ mạnh, thì mới có thể làm nên nghiệp lớn.
Hồng sâm tuy là dược liệu bổ khí quý, nhưng cần thận trọng. Người mắc bệnh gan mật, viêm loét dạ dày cấp, lao phổi, bệnh tự miễn (lupus, viêm khớp dạng thấp, cứng bì), phụ nữ sắp sinh,Người huyết áp cao/thấp, hoặc trẻ dưới 14 tuổi nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn tham khảo: Nguyễn Thị La - Bà Chúa Mái
(Các đoạn đối thoại đều do mình tưởng tượng thôi nhé ^-^)


Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!
Comments
Nơi Trang cập nhật các thông tin giải trí thú vị hài hước về kinh tế xanh, các giải pháp vì môi trường và sự phát triển bền vững ở Việt Nam và trên khắp thế giới