Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật: chiến công hiển hách phần 3
TRẦN NHẬT DUẬT 3.
Mời mọi người đọc phần 2 trước khi đọc phần 3 này nhé: Trần Nhật Duật thu phục chúa đạo Đà Giang Giác Mật phần 2
Giác Mật cuối cùng hỏi thẳng: "Vậy ngài đến đây để thuyết phục tôi đầu hàng triều đình?"
"Không phải đầu hàng," - Nhật Duật lắc đầu - "mà là hợp tác. Chúng ta có thể khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, nhưng chúng ta cùng chung mảnh đất, cùng uống chung dòng nước từ những con sông của Đại Việt. Người Nguyên đang muốn nuốt chửng cả Đại Việt trong đó có hai chúng ta, vậy sao không cùng nhau hợp lực đối phó giặc ngoài?"
Giác Mật có hơi dao động, ông thấy thế thừa thắng xông lên: “Ta là vương thất triều đình, là hoàng đệ của Thượng hoàng. Ta biết tiếng nơi ngài và có thể đảm bảo an toàn cho ngài và toàn bộ dân Đà Giang này”
Chiêu Văn Vương dừng lại, nhìn thẳng vào mắt Giác Mật: "Ta không đến đây để yêu cầu ngài từ bỏ quyền lợi của Đà Giang. Ngài vẫn là chúa đất, thậm chí ta có thể tiến cử triều đình sắp xếp một chức quan lớn hơn cho ngài và bảo toàn gia quyến của ngài. Tóm lại, ta không đến đây dẹp loạn, chỉ là để hỏi: Đà Giang cần gì để cùng Đại Việt đối phó kẻ thù chung?"
Lời nói này của Nhật Duật chân thành đến mức Giác Mật không thể không xúc động. Ông ta nhìn người đàn ông ngồi trước mặt mình - một vị vương gia cao quý nhưng lại chấp nhận đang ngồi trên chiếu tre ăn bốc, uống rượu bằng mũi như bất kỳ người Man nào. Dáng vẻ đó, không phải để chiều lòng hay giả vờ, mà là với sự tôn trọng thật sự đối với người Đà Giang.
"Một người dám vào giữa lòng địch để thu phục nhân tâm, thì lòng người cũng như nước chảy đá mòn mà nghe theo vậy," – Giác Mật nghĩ trong lòng, rồi đột ngột quỳ xuống – "Chiêu Văn Vương, Đà Giang xin quy phục, không phải vì sợ hãi, mà là vì kính phục nhân cách của ngài và tấm lòng thiện đãi của triều đình."
Nhật Duật vội đỡ Giác Mật dậy: "Đừng quỳ! Chúng ta là anh em một nước mà. Ngài hãy đứng dậy và cùng nhau bàn về tương lai của Đà Giang và Đại Việt."
Khi Trần Nhật Duật rời khỏi trại Đà Giang chiều hôm đó, không chỉ một mình ông trở về, mà còn có Trịnh Giác Mật và gia quyến theo sau. Không một giọt máu đổ, không một mũi tên bắn ra, nhưng một cuộc nổi loạn đã được dập tắt, một vùng đất vừa mới chớm ngòi đã được thu phục.
Các tướng lĩnh đang đứng chờ trên đỉnh đồi không thể tin vào mắt mình khi thấy đoàn người đông như vậy trở về. Một viên tướng trông thấy cảnh đó liền thì thầm với người bên cạnh: "Vương gia thực sự không cần quân đội, không cần đao kiếm mà vẫn chiến thắng, sao ngài ấy làm được hay vậy?"
Về triều khen thưởng
Thăng Long rực rỡ dưới ánh nắng mùa xuân khi đoàn người của Trần Nhật Duật và Trịnh Giác Mật tiến vào kinh thành. Con đường từ cửa Nam dẫn đến hoàng cung luôn rợp bóng cờ. Hai bên đường dân chúng tụ tập đông đúc, vừa tò mò vừa hoan hỉ với chiến công không đổ máu này.
"Chiêu Văn Vương! Chiêu Văn Vương đã về!" – những tiếng reo hò vang lên khi đoàn ngựa từ từ đi qua.
Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật Và Chiến Công Vang Dội phần 3


Tin tức về chiến công kỳ lạ của Trần Nhật Duật đã lan khắp kinh thành. Mọi người đều muốn nhìn tận mắt vị vương gia đã làm nên điều kỳ diệu và cả Trịnh Giác Mật -người mà mọi người tưởng suýt chút nữa sẽ phải đối mặt với cực hình tàn bạo dành cho kẻ phản nghịch.
Trong đại điện, vua Trần Nhân Tông ngồi trên ngai vàng cùng với Thượng hoàng Trần Thánh Tông, bên cạnh là các đại thần và tướng lĩnh. Khi Nhật Duật bước vào, dẫn theo Giác Mật, một thoáng im lặng bao trùm tìm hiểu sự tình, rồi tiếng hoan hô vang dậy khắp nơi.
"Thần Chiêu Văn Vương tham kiến Thượng hoàng và Quan gia" – Nhật Duật quỳ xuống – "Thần đã hoàn thành nhiệm vụ, đưa Trịnh Giác Mật về quy phục triều đình."
Vua Nhân Tông mỉm cười, ánh mắt lấp lánh niềm vui và tự hào: "Khanh đã làm được điều mà cả một đạo quân không thể làm được. Trẫm không ngạc nhiên, nhưng vẫn vô cùng khâm phục. Không một mũi tên mà vẹn toàn thiên hạ! Đây mới thực sự là thượng sách của binh gia"
Trịnh Giác Mật, vẫn còn bối rối trước cảnh tượng huy hoàng của cung điện, rụt rè tiến lên. Theo lễ nghi, ông ta phải dập đầu ba lần, nhưng trước khi ông kịp làm vậy, Nhật Duật đã nhẹ nhàng kéo ông dậy.
"Tâu Quan gia" - Nhật Duật nói - "Trịnh Giác Mật đến đây không phải như một kẻ tù binh, mà như một người muốn cống hiến cho triều đình nhiều hơn nữa. Thần nghĩ triều ta nên phong thưởng cho ông ấy để tuyên dương những người sớm quy thuận"
Một vài vị quan trong triều nhíu mày, không giấu được vẻ khó chịu: "Vương gia, dẫu sao Giác Mật cũng đã dấy binh chống lại triều đình. Đem người như thế vào cung, lại không để hắn hành lễ đúng cách còn đòi phong thưởng, chẳng phải quá dễ dãi hay sao?"
Nhật Duật điềm tĩnh đáp: "Đà Giang là vùng đất xa xôi, dân tình khác biệt. Nếu không phải vì sự ngăn cách về ngôn ngữ và văn hóa, có lẽ Giác Mật đã không nổi dậy để được triều đình lắng nghe tâm tư nguyện vọng. Nay ông ấy đã thấu hiểu và tỏ rõ lòng thành đối với quốc gia, ta xin cho ông ấy một cơ hội có gì là sai? Hơn nữa giờ đây giặc giã trước mắt, nếu không tỏ rõ ân đức của triều đình thì làm sao tranh thủ lòng dân để chống giặc"
Vua Nhân Tông gật đầu, ánh mắt sáng lên: "Lời của Chiêu Văn Vương có lý. Mọi người đều là con dân Đại Việt, sao phải phân biệt đối xử? Giác Mật, khanh có điều gì muốn nói không?"
Giác Mật run run tiến lên, giọng đầy xúc động: "Tâu Quan gia, thần... thần trước đây mù quáng, không thấu hiểu lòng nhân từ của người trên. Nay nhờ ơn Chiêu Văn Vương, thần mới biết mình đã sai. Thần nguyện từ nay về sau, trung thành với triều đình, cùng chống cường địch. Triều đình cần gì thì thần nhất định cùng với dân chúng Đà Giang đồng lòng góp sức"
Nhà vua mỉm cười: "Trẫm tin lời khanh. Vậy từ nay, khanh vẫn giữ chức vụ cai quản Đà Giang, con cái của khanh sẽ được phong chức quan trông coi ao cá của hoàng cung. Đừng xem đây là chức nhỏ, vì chỉ có hoàng thất hoặc những người xuất thân cao quý mới được dự định vào chức này, khanh có biết không?"
Giác Mật quỳ xuống, vẻ mặt đầy biết ơn: "Cảm tạ hồng ân bao la của Quan gia và triều đình. Thần xin thề, nhất định trung thành với triều đình, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi!"
Khi buổi chầu kết thúc, vua Nhân Tông gọi riêng Nhật Duật lại hỏi: "Khanh định xử trí thế nào với gia đình Giác Mật?"
"Tâu Quan gia" - Nhật Duật trả lời - "Thần đề xuất giữ lại vợ con Giác Mật ở kinh thành, để họ được học tập phong tục, ngôn ngữ của người Thăng Long. Việc này vừa là để đảm bảo Giác Mật tuyệt đối trung thành, vừa là để xây dựng tình hữu nghị lâu dài giữa chúng ta và Tây Bắc."
Vua trầm ngâm: "Ý khanh là giữ họ làm con tin?"
"Không phải con tin, thưa Quan gia," - Nhật Duật lắc đầu - "mà là khách quý. Thần sẽ đối xử với họ như người thân, để họ hiểu rằng người Kinh Thành và người gốc Man không có gì khác biệt. Thần nghĩ, Người đầu hàng từ nay sẽ trở thành người một nhà, tình thân này chính là gốc rễ của lòng tin."
Nhà vua mỉm cười, vỗ vai Nhật Duật: "Khanh quả là người hiểu biết. Được, cứ làm theo ý khanh."
Chiến công hiển hách
Ba tháng sau khi Trần Nhật Duật bình định Đà Giang, quân Nguyên Mông tràn qua biên giới phía Bắc. Cuộc xâm lược lần thứ hai của đế quốc phương Bắc bắt đầu với quy mô chưa từng có.
Trong đại bản doanh tại Thăng Long, các vương hầu và tướng lĩnh họp bàn chiến lược. Vua Trần Nhân Tông nhìn bản đồ trải rộng trước mặt, chỉ vào dòng sông Hồng:
"Quân địch sẽ tiến theo hai hướng: một đạo theo sông Hồng, một đạo từ phía Tây Bắc. Hưng Đạo Vương sẽ chặn đường tiến của địch từ sông Hồng. Còn về phía Tây Bắc..."
"Tâu Quan Gia" – Hưng Đạo Vương tiếp lời – "Phía Tây Bắc có Đà Giang. Nếu Giác Mật không đầu hàng, giờ này chúng ta đã phải chia quân làm đôi để chống thù trong giặt ngoài."
Các tướng lĩnh gật đầu tán thánh. Quả thật, việc bình định được Đà Giang tuy không có dáng vẻ của một trận thắng quá oai hùng, nhưng đúng lúc lại là một chiến thắng lớn trước khi cuộc chiến thực sự bắt đầu, là bước mở màn đầy thuận lợi cho chiến thắng của quân ta sau này trong trận Bạch Đằng năm 1288. Và người đã làm nên điều đó, Trần Nhật Duật, giờ đang đứng lặng lẽ bên cạnh, lắng nghe mọi người bàn bạc.
"Chiêu Văn Vương" - nhà vua gọi - "khanh đã giúp ta giữ vững phía Tây Bắc. Nay ta giao cho khanh nhiệm vụ khó khăn hơn. Khanh sẽ đem quân chặn viện binh của giặc tại Hàm Tử."


Một vài tướng lĩnh tỏ vẻ lo lắng. Hàm Tử là cửa ngõ quan trọng, nơi mà quân Nguyên có thể đưa viện binh và lương thảo để tiếp tế cho đạo quân chính. Người được giao trọng trách chốt chặn nơi này phải là một tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm, không chỉ thông thạo binh pháp mà còn có khả năng chỉ huy xuất sắc trên chiến trường.
"Quan gia" - một viên tướng già lên tiếng, giọng đầy lo lắng - "Chiêu Văn Vương tuy tài năng trác việt, nhưng chuyên về văn chương và ngoại giao. Hàm Tử là nơi hiểm yếu, vẫn cần một vị tướng..."
"Ta biết khanh muốn nói gì," - Thượng hoàng Thánh Tông ngắt lời - "Nhưng khanh chưa thấy Chiêu Văn Vương cầm quân nên mới nói vậy. Những gì khanh thấy mới chỉ là một phần tài năng của em trai ta mà thôi."
Trần Nhật Duật mỉm cười, không tỏ vẻ khó chịu trước sự nghi ngờ của viên tướng: "Thần xin lãnh mệnh. Trận Hàm Tử sẽ là điểm tựa để chúng ta đánh bại quân Nguyên."
Trận Hàm Tử diễn ra vào một buổi sáng mù sương. Quân Nguyên tự tin với lực lượng hùng hậu và vũ khí tối tân, tiến vào cái bẫy mà chúng không hề hay biết.
Trên thuyền chỉ huy, Trần Nhật Duật đứng yên lặng quan sát địch từ xa. Ông không mặc áo giáp sáng chói như các tướng lĩnh khác, nhưng ánh mắt ông không còn hiền hòa như lúc gặp Trịnh Giác Mật, mà sắc lạnh như lưỡi kiếm.
"Báo, Vương gia!" – một binh sĩ hớt hả chạy đến – "Quân tiếp viện Nguyên đã vào đúng vị trí!"
Nhật Duật gật đầu, không nói không rằng, chỉ ra hiệu bằng tay. Lệnh được truyền đi, và rồi, như thể từ hư không, hàng trăm chiếc thuyền của quân Đại Việt đột ngột xuất hiện từ trong sương mù, bao vây đoàn thuyền của quân Nguyên từ bốn phía.
"Tấn công!" - Tiếng Nhật Duật vang lên.
Trận chiến diễn ra chóng vánh. Quân Đại Việt, được Nhật Duật huấn luyện kỹ càng, đã biết rõ điểm yếu của chiến thuyền người Nguyên. Họ nhanh chóng áp sát, leo lên thuyền địch, và chiến đấu với sự dũng mãnh đáng kinh ngạc.
Điều khiến mọi người ngạc nhiên nhất là Chiêu Văn Vương - người vẫn được biết đến là một văn thần, một nhà ngoại giao sắc sảo - giờ đang cầm kiếm, đứng ở tuyến đầu cùng binh lính xông pha trận mạc. Ông không chỉ chỉ huy từ xa, mà còn đích thân dẫn quân xông lên thuyền địch, gươm múa như bay, khiến quân Nguyên vô cùng khiếp sợ.
"Vương gia ấy không giống với tin đồn" - một binh sĩ thì thầm khi thấy Nhật Duật đánh bật một tên lính Nguyên to lớn gấp đôi mình - "Người ta bảo ngài ấy chỉ biết múa kiếm bằng miệng, ai dè lúc xung trận lại đâm thẳng hàng đầu, vạn quân của ngài ấy như có thần linh phù hộ!"
Trận Hàm Tử kết thúc với chiến thắng áp đảo của quân Đại Việt. Đoàn thuyền tiếp viện của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt, khiến đạo quân chính thiếu hụt lương thảo và vũ khí, góp phần vào thất bại chung của cuộc xâm lược đến từ Nguyên triều.
Khi Trần Nhật Duật trở về Thăng Long, ông được nhà vua và triều đình đón tiếp như một anh hùng tài kiêm văn võ. Nhưng với tính cách điềm đạm vốn có, ông chỉ khiêm tốn nhận lời khen ngợi, rồi lặng lẽ trở về phủ của mình.
Một câu chuyện dân gian kể lại rằng, vào một chiều nọ, khi Nhật Duật đang ngồi uống trà trong vườn thì một viên tướng già đến thăm. Đó là người đã từng nghi ngờ khả năng cầm quân của ông trước trận Hàm Tử.
"Vương gia," - viên tướng quỳ xuống - "thần đến để tạ lỗi. Thần đã sai khi nghi ngờ tài năng của ngài."
Nhật Duật mỉm cười, mời viên tướng ngồi: "Ngài không có lỗi gì cả. Thận trọng vốn là một bản tính mà bất kể vị tướng tài nào cũng phải có. Ta không trách ngài đâu."
"Nhưng thần đã công khai nghi ngờ ngài trước mặt Thượng hoàng và Quan gia. Thần không hiểu sao ngài có thể là một nhà ngoại giao tài ba, lại vừa là một vị tướng dũng mãnh như vậy."
Nhật Duật nhìn những chiếc lá trà đang thơm nồng trong chén, giọng trầm tư: "Ngài nên biết, binh pháp Tôn Tử có câu: 'Thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao, kỳ thứ phạt binh, kỳ thứ công thành' Nhưng ta tin rằng, còn một cấp độ cao hơn cả 'phạt mưu'."
"Là gì, thưa Vương gia?"


"Là 'công tâm' - đánh vào lòng người mới là quan trọng nhất. Lúc ta đến Đà Giang, không mang theo quân đội, không muốn chiến tranh, chỉ mang theo tấm lòng thành và sự tôn trọng dành cho đối phương. Điều đó đã khiến Giác Mật bị chinh phục."
Viên tướng trầm ngâm một lúc: "Vương gia muốn nói... có khi không cần đánh mà vẫn thắng?"
"Đúng vậy” Nhật Duật đáp.
"Nhưng... trong trận Hàm Tử, ngài lại chiến đấu hết sức dũng mãnh, thật không ngờ." Viên tướng hỏi lại.
Nhật Duật cười nhẹ: "Thời thế khác nhau thì cách ứng xử phải khác nhau. Với Giác Mật, ta dùng tâm. Với quân Nguyên, ta dùng kiếm. Đó đều là cách để bảo vệ đất nước và trăm họ mà thôi, chứ không phải người giỏi văn thì không thể giỏi võ. Dù sao thì ta vẫn thích phương diện ngoại giao hơn, khi không thể đối thoại nữa mới dùng binh cũng chưa muộn"
Viên tướng đó ngẫm nghĩ, rồi cúi đầu kính cẩn: "Thần hiểu rồi. Ngài đích thực là vương gia văn võ song toàn nhất mà thần từng gặp"
Nhật Duật chỉ mỉm cười, không đáp. Chiều đang xuống dần trên kinh thành, nhuộm vàng những mái ngói của hoàng cung và phủ đệ. Trong giây phút ấy, ông nghĩ về Đà Giang xa xôi, về Giác Mật và những người Man đã trở thành những chiến hữu thật sự. Một chiến thắng không đổ máu, một tình huynh đệ vượt qua ranh giới sắc tộc, một lần thưởng rượu có thể hóa giải mọi oán thù, đó mới là điều ông tự hào nhất trong cuộc đời mình.
Từ thuở xa xưa, rượu không đơn thuần chỉ là đồ uống mà còn là cầu nối văn hóa giữa các dân tộc. Như câu chuyện Nhật Duật khéo léo chiêu hàng Trịnh Giác Mật nhờ hiểu và tôn trọng phong tục uống rượu của người bản địa, ta thấy rõ sức mạnh văn hóa ẩn chứa trong từng giọt rượu truyền thống. Ngày nay, việc tìm về với đặc sản vùng miền chính là cách người hiện đại nối liền cánh tay văn hóa với cội nguồn, với bản sắc dân tộc đã được hun đúc qua nhiều thế hệ đã cùng sát cánh bên nhau.
Trong số những tinh hoa ấy, không thể không nhắc đến Rượu Mơ Umeshu Lá Mây - một đặc sản tinh túy từ núi rừng Tây Bắc. Loại rượu truyền thống này bắt nguồn từ những trái mơ ta bản địa với quả nhỏ mọng, sinh trưởng tự nhiên trên những sườn thung lũng điệp trùng của núi rừng Tây Bắc hoang sơ. Trải qua 365 ngày đêm ủ trong chum sành men tro giữa cái lạnh của núi rừng, Umeshu Lá Mây đã hấp thu trọn vẹn vị chua thơm của mơ ta, vị ngọt tinh tế của đường phèn và hơi ấm nồng nàn của rượu nếp. Từ đó tạo nên những giọt rượu vàng óng ánh với hương vị đọng lại đầy dư âm nơi đầu lưỡi, như một lời tri ân của núi rừng Tây Bắc hùng vĩ đến người muốn thưởng thức.
Rượu mơ Umeshu Lá Mây (nồng độ cồn 20 độ) không chỉ là thức uống giải khát mà còn kích thích dạ dày tiết dịch vị, tăng cảm giác ngon miệng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Chỉ cần một chút ít rượu mơ Lá Mây mỗi ngày, không quá lạm dụng, sẽ đem đến hương vị đặc trưng mạnh mẽ của núi rừng Tây Bắc. Nhấp thử một ngụm, bỗng thấy rượu của dân tộc ta còn chứa đựng câu chuyện văn hóa, là cầu nối giữa hiện tại với quá khứ, giữa đồng bằng với miền núi. Lâu lâu thưởng thức một chút, ta không chỉ nếm được vị ngon của rượu mà còn cảm nhận được tinh túy của vùng đất gió sương Tây Bắc và con người hòa nhã nơi đây.
Mời các bạn xem tiếp phần 4: Công Lao Trần Nhật Duật: Văn Võ Song Toàn Nhà Trần phần 4
Nguồn tham khảo: Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật
(Mọi chi tiết trong bài đều do mình tưởng tượng thôi nhé ^-^)
Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!
Comments
Nơi Trang cập nhật các thông tin giải trí thú vị hài hước về kinh tế xanh, các giải pháp vì môi trường và sự phát triển bền vững ở Việt Nam và trên khắp thế giới