Công Lao Trần Nhật Duật: Văn Võ Song Toàn Nhà Trần phần 4
TRẦN NHẬT DUẬT 4.
Mời mọi người đọc phần 3 trước khi đọc phần 4 này nhé: Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật: chiến công hiển hách phần 3
Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chiêu hàng Trịnh Giác Mật không cần đao kiếm và về sau Đoàn Nhữ Hài cũng thành công chiêu dụ chúa Chiêm bình định Chiêm Thành không tốn một binh một tốt, đều là những kì công cái thế của nhà Trần, đã để lại cho lịch sử nước nhà những dư âm sâu sắc về trí tuệ người xưa vô cùng nổi bật.
Trong đó, vương tử Nhật Duật vừa biết ngoại giao để thu phục lòng người, vừa lập công lớn trong trận Hàm tử, nhưng hơn hết, ông là người khoan dung nhân hậu, biết người biết mình và sống trọn đời theo đạo lý của tiền nhân. Những câu chuyện dưới đây thể hiện rất rõ con người và tính cách của ông - một nhân cách lớn của triều Trần.
ÂN ĐIỂN SAU CÙNG
Từ sau khi chúa đất Đà Giang quy thuận triều đình, con trai thứ của Trịnh Giác Mật chuyển đến sống trong phủ của Chiêu Văn Vương. Nhật Duật chăm sóc đứa trẻ này vô cùng chu đáo để không phụ lòng người bạn mới quen ở Đà Giang. Ông luôn tiếp đãi khách đến nhà bằng sự chân thành như vậy và đối với bạn bè cùng đều chân tình như thế. Dẫu biết rằng đó là những tính toán mang tính chiến lược của một thân vương, nhưng cũng rất phù hợp với câu nói của nhà thơ Bạch Cư Dị “Cái cảm hóa được lòng người, không gì trọng yếu bằng tình cảm...”
Một hôm, khi đang dạo chơi trong vườn, Nhật Duật bắt gặp con trai của Giác Mật đang ngồi một mình, vẻ mặt buồn bã. Ông đến gần, hỏi nhẹ: "Con có nhớ nhà không?"
Cậu bé ngẩng lên, mắt rưng rưng: "Dạ có, nhưng con không dám nói. Con sợ... sợ ngài sẽ giận."
Nhật Duật mỉm cười, vuốt tóc cậu bé: "Tại sao ta phải giận? Nhớ nhà là điều tự nhiên. Ta cũng sẽ nhớ nhà nếu phải xa Thăng Long thành."
"Nhưng... nhưng cha con đã làm từng chống lại triều đình. Con là... là tù nhân."
"Không phải đâu con" – Nhật Duật lắc đầu – "Con không phải tù nhân. Con là khách quý của ta. Cha con là anh em kết nghĩa với ta. Và một ngày nào đó, khi mọi việc đã ổn thỏa, nước đã an yên, ta sẽ xin cho con về lại Đà Giang."
Cậu bé nhìn vị vương gia với ánh mắt ngạc nhiên: "Thật sao? Chúng con sẽ được về ạ?"
"Thật. Ta hứa với con. Nhưng trước khi về, nhớ học thật nhiều về Thăng Long, về người kinh thành, để khi về Đà Giang, con có thể kể cho mọi người nghe rằng người kinh thành không đáng sợ như họ tưởng."
Cậu bé mỉm cười, lau nước mắt: "Con sẽ kể cho họ về ngài nữa, người tốt nhất mà con từng gặp."
Trần Nhật Duật: Người Hùng Của Triều Đại Nhà Trần phần 4


Cậu bé mỉm cười, lau nước mắt: "Con sẽ kể cho họ về ngài nữa, người tốt nhất mà con từng gặp."
Nhật Duật cười, vẻ mặt dịu dàng: "Ta không quá tốt đâu. Ta chỉ là người hiểu rằng, trong mỗi con người, dù là người thuộc dân tộc nào, thì cũng đều có một trái tim."
Về sau, khi đất nước đã thực sự thái bình rồi, Chiêu Văn Vương cũng xin triều đình để người con ấy của Giác Mật về lại Đà Giang và được chấp thuận. Ông giữ đạo nghĩa với bằng hữu của mình đến như thế đấy!
Giao tình Nhật duật – Quốc Chẩn
Năm tháng trôi qua, triều đại nhà Trần vẫn vững mạnh sau ba lần đánh bại quân Nguyên. Với Trần Nhật Duật, người đã lập nhiều công lớn trong cả văn lẫn võ, vẫn giữ phong thái nhã nhặn điềm đạm năm nào của mình. Dưới triều vua Trần Minh Tông, ai cũng kính nể ông vì tài năng và đức độ. Chỉ có điều là, giữa những người quyền cao chức trọng, đôi khi vẫn có những mâu thuẫn xích mích không thể tránh khỏi.
Một buổi sáng thanh bình tại phủ Chiêu Văn Vương, Trần Nhật Duật đang ngồi đọc thơ và thưởng trà trong thư phòng. Khung cảnh ngoài vườn phủ đệ thanh tĩnh với tiếng chim hót và gió nhẹ lay động những cành trúc. Đột nhiên, tiếng xôn xao, hỗn loạn vọng về từ phía cổng chính vào đến tận thư phòng.
Tên nô bộc hấp tấp chạy vào, quỳ xuống: "Bẩm Vương gia, có người của Quốc phụ thượng tể đến bắt Tiểu Bảo!"
Quốc phụ thượng tể đương triều chính là Trần Quốc Chẩn, cha ruột của Lệ Thánh Hoàng Hậu, cha vợ của vua Minh Tông và là em trai của tiên hoàng Trần Anh Tông. Có thể nói tới thời điểm đó, ông ấy là thần tử có quyền lực gần như lớn nhất, quyền khuynh thiên hạ.
Nhật Duật đặt chén trà xuống, bình thản hỏi: "Vì sao họ muốn bắt Tiểu Bảo?"
"Bẩm Vương gia, nghe nói Tiểu Bảo đã xúc phạm một thương nhân có quan hệ với Quốc Chẩn đại nhân. Người thương nhân đã kiện lên phủ Thượng tể."
Khi cuộc nói chuyện đang diễn ra, tiếng ồn ào đã vọng đến gần hơn nữa. Từ ngoài sân, Tiểu Bảo - một gia nô trẻ tuổi đã phục vụ trong phủ nhiều năm hớt hải chạy vào, đuổi theo sau là ba người lính của phủ Thượng tể.
"Đứng lại! Ngươi không được trốn!" Viên đội trưởng quát, rồi xông thẳng vào phòng, không thèm hành lễ với Chiêu Văn Vương.
Phu nhân của Nhật Duật vội vã từ phòng bên chạy ra khi nghe tiếng ồn. Bà nhìn cảnh tượng hỗn loạn trước mắt - những người lính đang cố túm lấy Tiểu Bảo ngay trong phủ mình - với vẻ mặt giận dữ vì bị xúc phạm.
"Các ngươi dám xông vào phủ Chiêu Văn Vương như thế này sao?" Phu nhân quát lớn, khiến những người lính chững lại. Nhưng viên đội trưởng vẫn cứ ngoan cố:
"Phu nhân, chúng tôi làm theo lệnh của Quốc phụ thượng tể. Kẻ này phạm tội, phải bị bắt."


Họ túm được Tiểu Bảo giữa phòng chính và trói lại thô bạo. Cảnh tượng ầm ĩ khiến phu nhân không kìm được nước mắt, quay sang nói với phu quân:
"Ông là tể tướng mà Bình chương (Quốc Chẩn) cũng là tể tướng, chỉ vì ân chúa nhân từ nhu nhược nên người ta mới coi khinh đến nước này!"
Suốt thời gian đó, Trần Nhật Duật vẫn ngồi điềm nhiên trên ghế, quan sát tất cả với vẻ mặt không đổi sắc, không giận dữ, không phản đối, không tỏ vẻ thái độ. Ông chỉ nhẹ nhàng đứng dậy, bước tới gần Tiểu Bảo:
"Ngươi cứ đến nơi đối chất, đâu đâu cũng đều có phép nước, không cần phải sợ."
Tiểu Bảo với đôi mắt đẫm lệ, nhìn chủ nhân mình: "Nhưng... nhưng con không có làm điều gì sai, Vương gia. Tên thương nhân ấy đã lăng mạ phủ ta, con chỉ đang bảo vệ danh dự của Vương gia..."
Nhật Duật nhẹ nhàng đặt tay lên vai Tiểu Bảo: "Nếu ngươi vô tội, phép nước sẽ minh oan cho ngươi. Cứ theo họ đi, để mọi người làm rõ trắng đen."
Viên đội trưởng có vẻ ngạc nhiên trước thái độ điềm tĩnh của Chiêu Văn Vương. Hắn đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với sự giận dữ, thậm chí là sự tức giận lên đến đỉnh điểm của ngài. Nhưng trước mặt hắn là một vị vương gia không tỏ chút giận dữ nào, cứ như đây là chuyện thường tình.
Sau khi Tiểu Bảo được đưa đi, phu nhân vẫn không nguôi giận: "Thiếp không hiểu nổi. Sao chàng có thể để người của Quốc Chẩn vào tận nhà ta, bắt người một cách vô lễ như vậy? Đây là sự xúc phạm rất lớn đối với một thân vương!"
Nhật Duật thản nhiên rót trà, giọng điềm đạm: "Nàng đừng nóng giận. Quốc Chẩn dù sao cũng là người trong họ với ta. Huynh đệ một nhà, nếu ông ấy cho rằng Tiểu Bảo có lỗi, hẳn phải có nguyên do."
"Nhưng điều này không phải về Tiểu Bảo! Mà là về thể diện của phủ ta! Họ không tôn trọng chàng, không tôn trọng vị trí của chàng đó có biết chưa!"
"Thể diện," Nhật Duật mỉm cười nhẹ, "Thể diện thực sự nằm ở cách hành xử. Nếu ta nổi giận mà chống đối, liệu điều đó có làm phủ nhà ta được kính trọng hơn? Việc gì đều có phải có trái, nàng cứ chờ xem đi"
Ba ngày sau, có một kiệu lớn dừng trước cổng phủ Chiêu Văn Vương. Từ trong bước ra là một bóng dáng quen thuộc, chính là Trần Quốc Chẩn, Quốc phụ thượng tể của triều đình.
Khi Nhật Duật được báo tin Quốc Chẩn đến thăm, ông không tỏ vẻ ngạc nhiên. Ông ra tận cổng đón, như một người chủ nhà đang chờ đợi một vị khách quý.
"Quốc Chẩn đến à" Nhật Duật mỉm cười, "Lâu quá ta không đến thăm ngài mà ngài đã đến thăm ta trước rồi, thật có lỗi quá."
Quốc Chẩn có vẻ không thoải mái, gương mặt đầy vẻ áy náy: "Chiêu Văn Vương... Ta... mới là người phải xin lỗi. Ta thật có lỗi vì chuyện vừa qua."
"Vào nhà uống trà đã. Trời nóng quá, đứng ngoài này nói chuyện không tiện."
Hai người vào phòng khách. Nhật Duật tự tay rót trà, không gọi gia nhân, như thể đây là một cuộc gặp gỡ thân mật giữa những người bạn cũ.


"Ta đã điều tra kỹ lưỡng vụ việc," Quốc Chẩn nói, giọng trầm xuống, "Và phát hiện ra tên thương nhân kia đã nói dối. Tiểu Bảo không có lỗi. Ta đã thả cậu ta về và trừng phạt kẻ vu khống."
"Vậy là tốt rồi" Nhật Duật nhẹ nhàng đáp, giọng không chút gay gắt hay trách móc.
"Nhưng... ta thật không hiểu. Vì sao ngài không phản đối khi ta cho người vào tận phủ bắt người? Hơn nữa không chất vấn, thậm chí không đòi một cuộc điều tra trước khi Tiểu Bảo bị bắt đi?"
Nhật Duật nhấp một ngụm trà, hương thơm nhẹ lan tỏa trong không gian tĩnh mịch: "Nếu ta làm vậy, liệu ngài có nghĩ đến việc điều tra kỹ lưỡng như đã làm không? Hay là ngài sẽ cho rằng ta đang bao che cho kẻ có tội?"
Trần Quốc Chẩn im lặng một lúc, rồi thở dài: "Cùng là thừa tướng, nhưng ngài luôn nhìn xa hơn ta."
"Không phải nhìn xa đâu, mà là tin tưởng. Ta tin vào công lý, vào phép nước và cả vào ngài. Thú thật ta thấy biết bao nhiêu người, ngoài Trần Thì Kiến ra, ngài là một trong rất ít những người chính trực xưa nay hiếm thấy, về điểm này của ngài thì ta luôn luôn ngưỡng mộ."
"Lỡ như ta... sai sót. Nếu ta không điều tra kỹ, Tiểu Bảo có thể bị oan."
"Vậy thì lúc đó ta sẽ đến gặp ngài để hiểu sự tình, cũng không có gì phải vội" Nhật Duật vẫn giữ dáng vẻ ung dung như khi đi gặp Giác Mật năm nào.
Quốc Chẩn lắc đầu: "Người ta nói Chiêu Văn Vương tính tình văn nhã, độ lượng hơn người, cuối cũng hôm nay ta cũng hiểu tại sao rồi.”
Ông nhìn quanh phòng như muốn tìm kiếm điều gì đó, đáng tiếc là trong phòng lại không có thứ ông tìm.
“Người ta còn nói trong phủ ngài, không có một chiếc roi vọt nào để trừng phạt gia nô. Mới đầu nghe ta còn muốn trị tội họ vì dám nói láo, người dưới quyền nói mà không nghe, không đánh sao được? Hôm nay ta chứng kiến rồi, quả thực...đúng như lời đồn nhỉ"
Nhật Duật cười nhẹ: "Ta nghĩ rằng, nếu phải đánh một người, thì phải cho họ biết vì sao họ bị đánh và giúp họ tránh không phạm phải lỗi đó nữa. Sự hiểu biết vì sao mình sai theo ta còn quan trọng hơn cả việc chịu hình phạt."
“Người đời thường bảo ta nghiêm khắc quá mức," Quốc Chẩn thở dài. "Nhưng Chiêu Văn Vương lại khoan dung quá đỗi. Giữa thiên hạ này, hẳn chẳng ai ngờ được trong phủ của một vị vương gia lại không có roi vọt như vậy."
Đến giờ ông mới chịu ngồi xuống ghế thưởng thức trà ngon: "Dùng hình phạt không phải thượng sách. Sự sợ hãi không tạo nên lòng kính trọng thật sự. Ta tin rằng phép nước đủ để trừng phạt kẻ có tội, không cần đến bàn tay của ta."
"Trong phủ ta thì ngược lại đó, kỷ luật rất nghiêm khắc, không có chuyện dung thứ đâu."
"Mỗi người có một cách riêng. Ta thì không dám phán xét cách làm của ngài."
Quốc Chẩn nhìn qua ông, mỉm cười “Làm quan đồng triều nhiều năm mà đến bây giờ ta mới thực sự hiểu về ngài đó, đúng là mở mang tầm mắt”
Mấy hôm sau, một sự kiện khác lại xảy ra. Một gia nô của Chiêu Văn Vương đang giữ thuyền thì bị gia đồng của Quốc Chẩn đánh. Người này chạy về phủ với khuôn mặt bầm dập, quỳ xuống kể lể sự tình với vẻ căm phẫn.
Những người trong phủ đều tỏ ra tức giận, nhưng lại không dám lên tiếng vì biết tính cách của chủ nhân mình. Họ đứng xung quanh, chờ đợi phản ứng của vị vương gia.
Trần Nhật Duật nghe xong câu chuyện, chỉ nhẹ nhàng hỏi:
"Có chết không?"
"Dạ không, thưa Đại vương," người gia nô đáp, giọng vẫn còn run rẩy vì xúc động. "Nhưng... nhưng chúng đánh con thậm tệ, nói rằng... rằng chỗ đó là của Quốc phụ Thượng Tể, không phải chỗ cho người của Chiêu Văn Vương đặt chân đến."
Một thoáng im lặng trôi qua, ai cũng nghĩ vị vương gia sẽ tức giận khi danh dự của mình bị xúc phạm. Nhưng Trần Nhật Duật chỉ gật đầu nhẹ nhàng rồi nói:
"Không chết thì thôi, mách làm gì!"
Câu nói đơn giản ấy khiến tất cả đều sửng sốt. Người gia nô ngẩng lên, mắt mở to kinh ngạc, không hiểu sao chủ nhân lại có thể bình thản đến thế trước sự khiêu khích từ người của Quốc phụ.
"Nhưng thưa vương gia" một người trong phủ không kìm được liền lên tiếng, "Đây không chỉ là vấn đề thương tích của gia nô. Người của Quốc phụ dám coi thường người của Vương gia, không phải họ đang coi thường chính ngài đó sao?"
Trần Nhật Duật lặng nhìn người đó với ánh mắt hiền từ, rồi ông nói với giọng nhẹ nhàng:
"Quốc phụ dẫu sao cũng là người cương trực nghiêm minh và rất mực trung thành với triều đình. Ta kính trọng điều đó. Còn những chuyện nhỏ nhặt giữa gia nhân hai bên, cần gì phải làm to chuyện. Nếu khiến hai vị tể tướng mất hòa khí vì những điều không đáng thì không nên làm"
Người đó cúi đầu, còn người gia nô thì ngẩn ngơ. Họ đã quá quen với những cuộc tranh chấp quyền lực, đấu đá nội bộ giữa các phủ đệ quyền quý nên không ngờ một người quyền cao chức trọng như Chiêu Văn Vương, lại có thể nhìn nhận vấn đề theo cách này.
Tin đồn về thái độ ứng xử của Chiêu Văn Vương lan nhanh trong triều. Nhiều người cho rằng ông nhu nhược, nhưng cũng không ít người cảm phục sự độ lượng hiếm có của ông. Vậy mà sau này chỉ tiếc một điều, con trai ông là Cương Đông Văn Hiến Hầu đã dùng mưu hèn kế bẩn để tạo ra vụ án oan thiên cổ, vu oan cho Quốc Phụ Thượng Tể Trần Quốc Chẩn, để đến nỗi kết cục phải bị tước hết tên họ trong hoàng tộc và bị đày làm thứ dân.
Dẫu sao thì đây cũng là chuyện về thế hệ sau của Nhật Duật, hậu thế sẽ luận bàn, chỉ biết rằng lúc sinh thời Chiêu Văn Vương thực sự là người văn võ song toàn, chiến công hiển hách và đặc biệt biết dùng “công tâm kế” để chinh phục lòng người. Đó là những phẩm chất quý giá của một vương tử nhà Trần thực thụ, vừa có thái độ nhân từ vừa có phẩm cách kiêu hùng, để người đời sau vô cùng ngưỡng mộ mà học hỏi.
Nguồn tham khảo: Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật
(Mọi chi tiết trong bài đều do mình tưởng tượng thôi nhé ^-^)
truyện tranh về trần nhật duật


Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!
Comments
Nơi Trang cập nhật các thông tin giải trí thú vị hài hước về kinh tế xanh, các giải pháp vì môi trường và sự phát triển bền vững ở Việt Nam và trên khắp thế giới