Giải Oan Quốc Phụ Trần Quốc Chẩn: Bí Mật mưu quyền Triều Trần phần 3
TRẦN QUỐC CHẨN 3.
Mời bạn xem lại lại phần 2 trước khi xem phần 3 này nhé: Âm Mưu Tranh Quyền Nhà Trần: Bí Mật Đằng Sau Vụ Án Trần Quốc Chẩn phần 2
SỰ THẬT PHƠI BÀY
Tháng ba năm Khai Thái thứ 5 (1328), Quốc Phụ Trần Quốc Chẩn trút hơi thở cuối cùng trong phòng giam chùa Tư Phúc, kết thúc 47 năm cuộc đời đầy sóng gió. Triều đình sau đó còn bắt hơn trăm người liên quan, nhưng hầu hết đều kêu oan thảm thiết.
Sau đó nhiều năm, thiên hạ đã không còn xôn xao vì cái chết của Quốc Phụ Thượng tể Trần Quốc Chẩn thì một sự kiện khác bất ngờ xảy ra. Vợ lẽ của Trần Phẫu - vì ghen tức với vợ cả được hưởng nhiều vàng bạc hơn - đã mang một lá thư đến dâng cho vua Minh Tông. Nàng quỳ rạp trước bệ rồng, giọng run rẩy:
"Tâu Quan gia, đây là bằng chứng về sự thật vụ án Quốc Phụ mưu phản! Xin bệ hạ mở lòng sáng suốt, xét lại án này!"
"Thư gì vậy?" Minh Tông nhận lấy, thoáng chút nghi hoặc.
"Tâu Quan gia," nàng khóc nức nở, "chồng thiếp Trần Phẫu đã nhận một trăm lạng vàng từ Văn Hiến Hầu để đặt mật thư giả vào phủ của Quốc Phụ! Y đã mang một nửa số vàng cho vợ cả, còn thiếp không được hưởng gì! Thiếp không thể chịu đựng nổi hắn không chia cho thiếp bất cứ lạng vàng nào!"
Minh Tông sững người một lát, rồi lập tức giao xuống ngục quan xét lại án tình ngay hôm đó.
Lúc này, Lê Duy - vị quan cương trực nổi tiếng - được giao nhiệm vụ điều tra lại vụ án năm xưa. Chỉ trong một ngày, ông đã làm sáng tỏ toàn bộ âm mưu. Trước công đường, Trần Phẫu quỳ mọp, run rẩy khai ra mọi chi tiết:
"Bẩm đại nhân, tất cả là do Văn Hiến Hầu sai khiến!" Y thú nhận, giọng run rẩy. "Ngài ấy bảo nếu tiểu nhân giúp ngài làm việc này, tiểu nhân sẽ được phong làm Trưởng Cấm Quân! Văn Hiến Hầu đã chuẩn bị sẵn mật thư giả, tiểu nhân chỉ có nhiệm vụ đặt vào nơi ở của chủ nhân, rồi 'tình cờ' phát hiện ra!
"Tại sao ngươi lại phản chủ?" Lê Duy gằn giọng, ánh mắt như đao xoáy vào kẻ phản bội. "Một kẻ nương nhờ chủ nhân, há lại bán rẻ lương tâm vì vinh hoa phú quý?"
Minh Oan Cho Trần Quốc Chẩn: Sự Thật Đằng Sau Vụ Án Mưu Phản


Trần Phẫu gục đầu xuống, nước mắt lẫn mồ hôi nhễ nhại: "Tiểu nhân... tiểu nhân bị Văn Hiến Hầu dụ dỗ... Ngài ấy bảo rằng Quốc Phụ đang âm mưu nắm quyền triều đình... Ngài ấy còn nói rằng tiểu nhân đang làm điều nghĩa, cứu đất nước khỏi kẻ phản nghịch... Ngài hứa sẽ bảo vệ tiểu nhân... Nhưng giờ tiểu nhân biết mình đã sai... “
“Quá muộn rồi!" Lê Duy gõ mạnh thanh gỗ xuống bàn, tiếng gỗ va đập vang vọng khắp công đường như tiếng sét giữa trời quang: "Một trăm lạng vàng có thể mua được một mạng đại thần sao? Một lời dụ dỗ có thể khiến ngươi quên hết ân tình chủ tớ sao? Trời đất đúng là không thể dung thứ ngươi.”
Gần đó, Minh Tông đứng dậy khỏi long án, gương mặt tái nhợt như tờ giấy: "Đưa Văn Hiến Hầu vào đây đối chất!"
Khi vị đại thần bị điệu đến, ngài ấy không còn giữ được vẻ cao ngạo như ngày nào. Văn Hiến Hầu cố gắng chối tội:
"Tâu Quan gia! Đây là vu cáo! Thần không hề có liên quan đến chuyện này! Thần luôn trung thành với Quan gia và triều đình!"
Trần Phẫu bác lại: “Văn Hiến Hầu ngài quên rồi à, ngài đã gặp riêng ta ở một nơi để bàn chuyện. Lúc đó ngài mặc áo choàng đen, che nửa mặt rồi đưa vàng cho ta đó!”
Văn Hiến Hầu cố gắng mỉm cười: “Người ngươi nói mặc áo choàng đen, che kín cả mặt, sao ngươi biết đó là ta được?” ông ta hỏi vặn vẹo lại.
“Trên mu bàn chân ngài có một nốt ruồi rất lớn. Hôm đó ngài vô ý cởi giày ra cho thoáng chân nên tiểu nhân đã nhìn thấy. Tiểu nhân là người hầu phủ khác làm sao biết được đặc điểm trên cơ thể của đại nhân chứ? Trần Phẫu nuốt nước bọt trả lời.
"Vậy sao cuối cùng ngươi vẫn biết là ta?" Văn Hiến Hầu chống đối trong sự tuyệt vọng.
"Tiểu nhân lúc nãy có khai với Lê đại nhân chi tiết này, đại nhân nói là... ngài" Hắn quay sang Quan gia: “Xin Quan gia hãy kiểm chứng để xem lời nói tiểu nhân có thật hay không? Văn Hiến Hầu mới là chủ mưu chứ một mình tiểu nhân có ăn gan trời cũng không dám làm vậy!”
Lúc này, Lê Duy nhìn sang Quan gia. Quan gia mặt lạnh như tiền, ngài chỉ phất tay: “Ta đã biết ai trong ai đục rồi, Lê Duy, đem bằng chứng ngươi thu thập được ra đi”
Văn Hiến Hầu rùng mình sợ hãi. Hẳn là ngày nhỏ ngài có chơi đùa cùng Quan gia lúc Quan gia còn ở phủ cha của ngài. Lúc đó Quan gia cứ trêu ghẹo nốt ruồi trên chân ngài miết không thôi. Ngài ấm ức lắm nhưng phải nhẫn nhịn vì phụ thân yêu quý Quan gia. Kí ức đã khiến nhà vua vui vẻ suốt mấy tháng trời như thế, làm sao có thể quên được?
Văn Hiến Hầu thực sự bàng hoàng, đứng cũng không nổi nữa. Trong tình cảnh này, ông chỉ muốn chết đi cho xong mà không thể được.
Sau đó, Lê Duy lạnh lùng đặt trước mặt Văn Hiến Hầu một mảnh giấy: "Đây là thư tay của ngài, chính tay ngài viết cho Trần Nhạc, hẹn gặp tại quán trà Ngọc Quỳnh. Thần đã đối chiếu với các văn bản khác do ngài viết. Còn đây... là con dấu của sứ Chiêm được tìm thấy trong phủ của ngài, cùng với sáp đỏ và mực đặc biệt chỉ có ở Chiêm Thành! Sứ Chiêm cho hay, người đã từng mượn những vật như vậy, nói là có việc Quan gia cần nhờ. Ngài giải thích thế nào về những bằng chứng này?"
Văn Hiến Hầu quỳ sụp xuống, sắc mặt như tro tàn: "Thần... thần có tội với Quốc Phụ... Nhưng tất cả là vì triều đình, vì vương triều! Quốc Phụ quá mạnh sẽ làm suy yếu ngôi vua của Quan gia."
"Ngươi im đi!" Minh Tông gầm lên, giọng run lên vì phẫn nộ. "Ngươi dám nói là vì triều đình? Ngươi đã giết một trung thần, làm ô uế công đạo mà còn dám bảo là vì triều đình ư? Một kẻ như ngươi, lòng dạ như rắn rết, há lại hiểu được thế nào là trung quân ái quốc?"
“Thần...biết sai rồi, xin Quan gia nể tình thần là con trai của Tá Thánh Thái Sư...”
“Quá muộn rồi” Nhà vua đứng phắt dậy: “Đối với Trần Phẫu lòng dạ hai lòng, ta xử hắn tội lăng trì để làm làm gương cho đời, để cho muôn đời sau biết rằng, đạo nghĩa nặng hơn núi, người nào dám vì tư lợi bán đứng chủ nhân thì đều có kết cục này!"
Trần Phẫu nghe xong, sợ quá đến mức lăn ra ngất đi, Văn Hiến Hầu cũng run lẩy bẩy theo. Ngài biết lần này Quan gia sẽ không vì tình riêng mà tha cho ngài.
“Còn Văn Hiến Hầu chủ mưu làm hại Quốc Phụ của trẫm, tội đáng muôn chết...Nhưng vì là người hoàng tộc, lại là con trai của Tá Thánh Thái Sư (Trần Nhật Duật), cũng từng có công lao, nên phạt ngươi giáng làm thứ dân, tài sản tịch thu hết, đồng thời tước bỏ hết tên họ trong hoàng tộc.
Khi nghe bản án, y quỳ sụp, giọng tuyệt vọng:


"Tâu Quan gia. Thần xuất thân hoàng tộc, đã năm đời làm quan... Chẳng lẽ một sai lầm mà phải chịu nhục muôn đời như vậy hay sao?"
Minh Tông nhìn xuống, ánh mắt lạnh lẽo như băng giá: "Một sai lầm? Ngươi gọi việc giết chết một trung thần là một sai lầm? Ngươi khiến ta tin lầm, khiến ta giết oan một người vô tội... và ngươi gọi đó là một sai lầm? Ngươi không xứng với dòng máu hoàng tộc, không xứng mang họ Trần! Từ nay, ngươi không còn là người của hoàng thất nữa! Hãy mang nỗi nhục này đến tận ngày xuống mồ đi, để còn biết rằng danh dự quan trọng hơn mạng sống!"
Minh Tông quay phắt người đi, quyết không quay lại. Không giết Văn Hiến Hầu đã là nương tình lắm rồi. Người không thể ban phát nhiều hơn cho một kẻ gây chia rẽ hoàng tộc, làm suy yếu quốc gia như vậy.
Nơi đầu tiên Minh Tông muốn tới đó chính là Tông miếu hoàng thất, nơi có bài vị của cha vợ mình. Sau đó ngài đứng lặng trước nơi thờ Quốc Phụ, đối diện với người mà lòng đau như cắt: "Ta đã sai rồi... Quốc Phụ... Ta đã để lòng nghi ngờ che mờ lý trí, để lời gièm pha át đi công lý. Một đấng quân vương mà không tỏ rõ được ai trung ai nịnh, thì làm sao cai trị thiên hạ? Ta đã phụ lòng tin của người... Ta xin lỗi người, thật lòng xin lỗi..."
Về phía gia nô họ Trần của Quốc Chẩn đã bị kết án lăng trì, nhưng trước khi hình phạt được thi hành, gia nô của Thiệu Vũ - con trai Quốc Phụ Quốc Chẩn - đã xông vào nhà lao, xẻo thịt kẻ phản bội ăn sống gần hết.
"Mi đã hại chết chủ ta, hôm nay ta sẽ cho mi biết thế nào là đau đớn thật sự! Từng miếng thịt này là để trả cho từng giọt nước mắt của Quốc Phụ! Từng giọt máu này là để trả cho mỗi ngày người chịu đói khát!" Giọng Thiệu Vũ gằn lên đầy căm hận.
NỖ LỰC GIẢI OAN
Một ngày mưa thu năm ấy, Minh Tông - giờ đã là Thái Thượng Hoàng - lặng lẽ đến viếng đền thờ Quốc Phụ. Mưa rơi tí tách trên tán chuối, như nhắc nhở ông về giấc mơ năm xưa. Ông chợt nhớ đến hình ảnh của Tiên hoàng đã dặn dò ông và Quốc Phụ thế nào trước lúc người sắp mất. Tiên Hoàng mong muốn ngài lúc nào cũng phải đi cùng Quốc Phụ vào thăm người để tình thân ngày càng khắng khít, để hai bên không nghi ngờ gì. Có phải chăng Tiên hoàng lúc sắp mất, đã nhìn thấy kết cục đau thương này, nên đã cố tình sắp đặt hai người có những buổi như vậy với nhau? Lúc đó ngài không hiểu, nhưng giờ đây, ngài tuy đã hiểu nhưng không thể quay lại nữa rồi.
Trong ánh nến lung linh của nơi ấy, khi còn lại một mình, Minh Tông quỳ xuống, nước mắt tuôn rơi khi ngâm lên bài thơ "Dạ Vũ" (Mưa Đêm).
"Thu khí hòa đăng thất thự minh,
Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh.
Tự tri tam thập niên tiền thác,
Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh."
(Giọt mưa tàu chuối tiễn đêm dài,
Hiu hắt đèn thu trước ban mai.
Ba chục năm rồi, lầm lỗi bấy!
Đành ôm sầu hận, lắng mưa rơi.)


Một vị sư già bất chợt đi đến và đứng bên cạnh ngài, nhẹ nhàng nói: "Thái Thượng Hoàng không nên tự trách mình quá. Mọi chuyện đã là dĩ vãng."
"Không," Minh Tông lắc đầu, giọng nghẹn ngào, "Đây không phải dĩ vãng. Vết thương này sẽ không bao giờ lành. Nỗi đau này sẽ theo ta đến tận kiếp sau."
"Nhưng Thái Thượng Hoàng đã minh oan cho Quốc Phụ, đã phục chức cho người..." vị sư an ủi.
"Ta có thể phục chức cho người, nhưng người có thể cảm nhận được sao?" Minh Tông cười cay đắng, nước mắt lăn dài trên gương mặt đã hằn sâu vết thời gian. "Ta có thể trả lại những ngày đói khát trong phòng giam cho Quốc Phụ không? Ta có thể khiến người sống lại để thấy cháu ngoại mình trở thành vua không?”
Năm đó, hoàng hậu mang thai nhưng cuối cùng sinh ra lại là một công chúa, mãi sau này mới sinh được hoàng tử. Thượng hoàng sau đó cũng đã chịu lập con trai của Hiến Từ Hoàng Hậu (Lệ Thánh hoàng hậu) làm vua.
“Quốc Phụ đã đúng - ngai vàng không quan trọng bằng chính đạo. Ta đã không đủ dũng khí để bảo vệ sự thật, để tin tưởng người như người đã luôn tin tưởng ta..." nhà vua hối hận nói.
Thì ra người làm vua cũng khóc. Người ta thường nghĩ một vị vua chính là đỉnh cao của quyền lực, chỉ ra lệnh, chỉ trừng phạt và ban thưởng. Thế nên thiên hạ ai ai cũng muốn tranh được làm vua, sẵn sàng vì ngai vàng mà đổ máu cũng không tiếc. Nhưng lúc này đây, việc giữ quyền lực tối cao gần như là một gánh nặng, chứ không còn khiến người ta ham thích như ngày đầu nữa.
"Người làm vua như ta thực ra khóc nhiều hơn ai hết," Minh Tông thở dài, "vì làm vua phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của mình. Mỗi lời vua nói, mỗi lệnh vua ban đều có thể quyết định sinh tử của người khác. Và khi vua phạm sai lầm...thì không có cách nào để chuộc lỗi."
Những ngôi sao le lói trên bầu trời đêm, không khí trở nên mát dịu. Bởi vì xuất hiện một cơn mưa rào nặng hạn. Biết đâu chừng trên chín tầng mây, trời cũng đang khóc than cho số phận của muôn kiếp nhân sinh.
Vị cao tăng đó im lặng một lúc, rồi từ tốn nói: "Nhân quả luân hồi, Thái Thượng Hoàng đã nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Đó là điều quan trọng nhất. Linh hồn Quốc Phụ sẽ được siêu thoát khi thấy công lý đã được thực thi."
"Nhưng sửa chữa không thể làm người chết sống lại!" Minh Tông buồn bã đáp. "Lệ Thánh hoàng hậu chưa bao giờ trách trẫm, nhưng trẫm đọc được nỗi đau trong mắt nàng mỗi khi nàng nhìn trẫm."
Im lặng một lát.
"Thái Thượng Hoàng còn nhớ lời Quốc Phụ trước khi qua đời không?" Vị sư hỏi khẽ.
"Người... nói gì?" Minh Tông ngẩng lên.
"Người nói, người không muốn hoàng hậu oán than người vì người cũng có nỗi khổ tâm của riêng mình. Quốc Phụ còn nói nếu có ngày người được giải oan trả lại trong sạch, thì cũng mong Thượng hoàng đừng để nỗi ân hận làm mờ trách nhiệm với giang sơn.
Minh Tông kinh ngạc hỏi: "Ông... làm sao ông biết...?"
"Bần tăng là người đã chứng kiến những giờ phút cuối của Quốc Phụ," vị sư già từ tốn nói. "Người ra đi thanh thản, không một lời oán trách. Điều cuối cùng người nói chính là: 'Sống gửi thác về, ta trọn đạo làm tôi. Dù chết không được viên mãn, ta vẫn không hối hận vì đã sống thẳng cả cuộc đời này”
Gió thu lạnh lùng thổi qua hành lang đền, làm rung rinh ngọn nến. Trong ánh lửa chập chờn, dường như có bóng Quốc Phụ đứng đó, mỉm cười tha thứ.
"Ta biết Quốc Phụ có thể độ lượng như vậy" Minh Tông lau nước mắt, "nhưng ta sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân. Lẽ ra ta phải là người bảo vệ công lý, bảo vệ những người trung thành. Nhưng ta đã để nỗi sợ hãi và nghi ngờ chiến thắng tất cả. Từ nay về sau, mỗi lần nghe tiếng mưa rơi trên lá chuối, ta sẽ nhớ đến Quốc Phụ... và nhớ đến lời hứa của mình - không bao giờ để một vụ án oan như vậy xảy ra nữa."
Vị sư già gật đầu mãn nguyện.
Khi Minh Tông rời khỏi đền thờ, mưa đã tạnh. Những giọt nước còn đọng trên lá chuối óng ánh dưới ánh mặt trời như những giọt lệ của trời đất đã được lau khô. Một cơn gió nhẹ thổi qua, cuốn bay tất cả những gì còn sót lại.
Gió lớn đã ngừng thổi, và từ phía xa xa, trời đã sáng.
Lớp sóng ngầm của dòng thời gian mang theo những kí ức quý giá về thời kì lịch sử, có lúc cuộn trào với những chiến công hiển hách như ba lần đánh bại giặc Nguyên, lại có khi lặng thầm ôm ấp những nốt trầm buồn không bao giờ giãi bày hết. Mỗi vết tích ấy, dù sáng chói hay mờ ảo, đều là những lời chiêm nghiệm từ quá khứ, nhắn gửi cho người thời nay những bài học về triết lý nhân sinh. Theo bước Bão Táp Triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải, ta như chầm chậm ngược dòng về quá khứ, chạm vào những ngày tháng huy hoàng rồi lặn dần của một triều đại, để rồi bỗng nhận ra: giữa bao nhiêu thịnh suy luân kiếp, con người dù quyền quý cao sang đến đâu cũng phải rất nỗ lực để có thể bước ra khỏi vòng xoáy vô tận của lịch sử.
Nguồn tham khảo: Vụ án Trần Quốc Chẩn
(Mọi tình tiết hay đối thoại trong bài đều do mình tưởng tượng thôi nhé ^-^)
Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!
Comments
Nơi Trang cập nhật các thông tin giải trí thú vị hài hước về kinh tế xanh, các giải pháp vì môi trường và sự phát triển bền vững ở Việt Nam và trên khắp thế giới