Đông A Di Sự Đoàn Nhữ Hài Tư Tình với Giao Châu Phần 2
ĐOÀN NHỮ HÀI.
Mời xem lại Phần 1 ở link này nhé: Chuyện tình trong cung cấm của Đoàn Nhữ Hài
Trong ngục tối, sau khi bị phát hiện có tư tình với vợ vua, Đoàn Nhữ Hài ngồi thẫn thờ. Chàng không phải vì sợ chết mà vì lo lắng cho Giao Châu và cũng là vì đã liên lụy đến Quan gia. Chàng tự trách mình đã liều lĩnh, đã để tình cảm lấn át lý trí, giờ đây không chỉ bản thân mà còn kéo theo người mình yêu thương vào chỗ chết.
"Giao Châu," chàng thì thầm trong bóng tối, "ta xin lỗi..."
Giao Châu lúc này cũng khóc không thành lời. Nàng hối hận vì đã đi đến bước đường này, không nghĩ đến hậu quả gây ra bởi thân phận đặc biệt của mình. Nếu được chọn lại, nàng thà không quen biết với Đoàn đại nhân, không phải vì đã hết tình, mà là vì như vậy chàng sẽ không phạm phải tội chết. Nàng cũng không biết đối mặt làm sao với Quan gia. Thất tiết đối với phụ nữ thời xưa là một tội lớn, nếu còn may mắn sống thì làm sao đối mặt với “bia miệng” đây? Nàng thực đã rơi vào vực sâu vạn trượng, sống dở chết dở lúc nào không hay.
MỘT TIA HY VỌNG CHO ĐOÀN NHỮ HÀI
Khi Huệ Túc Thái Phu Nhân bước vào hậu điện, bà thấy một vị vua trẻ trung ngày nào giờ đang trầm tư, vẻ mặt đầy lo lắng và phiền muộn. Người biết ngay vấn đề là gì - tin đồn về Nhữ Hài và Giao Châu đã bay đến mọi ngóc ngách trong cung cấm này.
"Quan gia còn lo về chuyện Nhữ Hài và Giao Châu à?" Huệ Túc Thái Phu Nhân mỉm cười hiền từ.
"Nhi thần thật sự không muốn xử họ tội chết”
“Người trong ngoài cung đều nói Nhữ Hài đã làm xấu mặt Quan gia, có chết cũng không hết tội. Hơn nữa, chẳng phải chính trên triều ngài đã nói sẽ truy vụ này đến cùng hay sao? Huệ Túc điềm đạm trả lời.
Ngài quay mặt đi, nhìn ra xa xôi.
“Đó là lời hoãn binh nhi thần nói tạm thời thôi. Triều đình đang gây áp lực, nếu nhi thần tha cho Nhữ Hài quá dễ dàng, họ sẽ cho rằng con đang thiên vị, hơn nữa còn làm suy yếu kỷ cương triều đình."
Ngài đứng lên, đi từng bước vô cùng thận trọng, như đang thật sự đối mặt với tầng tầng lớp lớp đại thần đang bủa vây mình.
"Con xem trọng tài năng của Nhữ Hài. Đối với đất nước sau này, nhân tài như Nhữ Hài hẳn sẽ còn giúp ích rất nhiều, nếu chỉ vì chuyện tư tình này mà xử tử thì thật không đáng. Về tư thì ngoài nghĩa quân thần ra, con thực xem hắn là bằng hữu. Còn về chuyện của Giao Châu...”
“Chuyện của Giao Châu thì thế nào?” Huệ Túc Phu Nhân hỏi.
CHUYỆN TÌNH TAY BA GIỮA VUA TRẦN ANH TÔNG, GIAO CHÂU VÀ ĐOÀN NHỮ HÀI p.2


Vua Anh Tông hơi do dự, không biết trả lời thế nào cho rõ nỗi lòng của ngài, luận thì phải xử nhưng tình thì không đành: “Giao Châu và con chỉ có đôi lần gặp mặt, là phi tần của con chẳng qua cũng chỉ trên danh nghĩa. Luận về vai vế, nhi thần là phu quân của Giao Châu. Nếu như con không kết tội cổ, thì thiên hạ có thể nghị luận điều gì, người nói có phải không? ”
Huệ Túc gật đầu, ánh mắt sáng lên vẻ thông thái:
"Xem ra Quan Gia đã thông suốt rồi, người còn điều gì phiền lòng à?”
“Nhưng nhi thần không biết phải nói thế nào để thuyết phục triều thần, xin người chỉ dạy”
Bà mỉm cười, vô cùng điềm tĩnh và thông tuệ: “Thái Tông ta đức rộng như biển. Năm xưa, An Sinh Vương (Trần Liễu - cha của Hưng Đạo Vương) dặn Thượng Phụ (Hưng Đạo Vương) đoạt lại thiên hạ, ngài biết tất cả. Thế mà ngài vẫn trọng dụng Thượng Phụ, nên họ Đông A (ghép lại là chữ Trần) nhà ta mới làm nên đại nghiệp phá Thát Đát."
Huệ Túc Thái Phu Nhân - vị phu nhân thứ ba của Trần Thái Tông, là một người phụ nữ đức độ và thông minh. Bà đã từng trải qua nhiều biến cố của triều đình nên hiểu rõ sự phức tạp trong nội cung này. Tuy là vậy, bà vẫn coi trọng hai chữ đức độ, lấy chân tâm thu phục lòng người.
"Nay Giao Châu bất quá 16 tuổi, Đoàn tiên sinh bất quá 21 tuổi. Trai tài gái sắc họ cảm nhau là chuyện thường, như ong tìm mật, như thuyền tìm bến. Vì chút kỷ cương mà giết một anh tài, có phải là đức bao dung của Tiên Đế không?
Nhà vua quay lại nhìn bà, ánh mắt lóe lên một tia hy vọng.
“Sao bằng tác hợp cho Đoàn tiên sinh và Giao Châu để tỏ rõ đức bao dung của triều đình? Trọn đời họ là kẻ chịu ân triều đình, nhất nhất khuông phò xã tắc. Quý thay!"
“Liệu, như vậy có thể phục chúng không?” Quan gia hỏi.
“Cái chính là Quan gia có ý tha cho họ, chuyện về sau cũng không còn trở ngại nữa” Bà trả lời.
Thấy Anh Tông vẫn còn lưỡng lự, Huệ Túc truyền rằng:
"Giao Châu là cung phi, hãy để nội cung xử. Ta là phu nhân của Thái Tông, nay ở bậc cao nhất của nội cung, Quan Gia hãy để ta phân xử. Còn Đoàn tiên sinh mới lên chức làm ở Khu Mật Viện, ngài ấy là người của họ Đông A hơn cả triều đình, nên hãy để thân vương xử trí."
(Khu Mật Viện là thời đó là nơi tối cao của triều đình, chuyên tham mưu những chính sách quan trọng của đất nước. Đây vốn là nơi chỉ dành cho tông thất, nhưng Nhữ Hài không phải người cùng họ mà có thể bước chân vào đây, ví như hoàng tộc đã xem Nhữ Hài như là người nhà, hết mực trọng dụng, nên để thân vương xử trí việc này cũng có lý do)
Thế là Huệ Túc Thái Phu Nhân đã giúp Anh Tông tìm ra một giải pháp lưỡng toàn - không chỉ cứu được Nhữ Hài và Giao Châu, mà còn giúp Anh Tông thể hiện đức độ của một minh quân và cả đức lớn của triều đình thời bấy giờ.
ĐÃ ĐƯỢC GIẢI NGUY
Trong phòng giam, Đoàn Nhữ Hài ngồi thẫn thờ. Chàng không biết số phận của mình sẽ đi về đâu ngoài việc cầm chắc một suất đến Quỷ Môn Quan. Chỉ tiếc là bản thân vẫn còn rất trẻ, chưa giúp ích được nhiều cho nước nhà thì sắp phải rời xa...
"Đoàn đại nhân," một vệ binh gọi, "Quan Gia truyền gọi ngài."
Nhữ Hài được dẫn đến trước mặt vua Anh Tông. Ngoài ngài ra, còn có Huệ Túc Thái Phu Nhân và một số thân vương, trong đó có Trần Quốc Chẩn - con trai thứ hai của Thượng Hoàng Trần Nhân Tông, em trai của vua.


"Nhữ Hài," Anh Tông cất tiếng, giọng nghiêm trang, "ngươi biết tội của mình chưa?"
"Thần biết," Nhữ Hài quỳ xuống, đầu cúi thấp. "Thần đã phụ lòng tin của bệ hạ. Thần tội đáng muôn chết."
"Ngươi có biết rằng, theo luật triều đình, cả ngươi và Giao Châu đều phải chịu tội chết?"
"Thần biết. Nhưng thần xin bệ hạ tha cho Giao Châu. Tất cả lỗi là do thần."
Anh Tông nhìn vị quan thân cận của mình, rồi nhìn sang Huệ Túc và các thân vương. Tất cả đều gật đầu, như thể đã có sự đồng thuận.
"Trẫm không muốn giết ngươi," Anh Tông nói, "không chỉ vì nghĩa quân thần giữa hai chúng ta, mà còn vì ngươi thực sự đã từng góp công với nước nhà. Nhưng tội của ngươi lần này cũng không thể không phạt!"
Nhữ Hài cúi đầu, chờ đợi phán quyết cuối cùng, không thốt nên lời.
"Vì vậy," Anh Tông tiếp tục, giọng bỗng trở nên trang trọng, "Trẫm quyết định... gả Giao Châu cho ngươi!"
Nhữ Hài ngẩn người, không tin vào tai mình. Chàng ngẩng đầu lên, nhìn Anh Tông với ánh mắt ngỡ ngàng.
"Quan...quan gia?"
"Ngươi đã nghe rõ lời Trẫm. Giao Châu sẽ là thê tử của ngươi. Xem như đây là ân điển riêng trẫm trả lại ngươi vì ngươi đã từng cứu Trẫm. Nếu không có bài biểu năm ngoái của ngươi, có lẽ Trẫm đã bị phụ hoàng phế truất rồi, còn đâu được ngồi ở đây để xử tội ngươi?
Nhữ Hài vẫn chưa hết ngạc nhiên.
“Đây không phải là quyết định của một mình ta, mà còn có Huệ Túc Thái Phu Nhân và các vị thân vương ngồi đây họp lại mà thành. Hơn nữa...
Ngài lấy ra bức thư được gửi đến từ Yên Tử, mang theo thông điệp của Điều Ngự Giác Hoàng - Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã xuất gia. Trên thư chỉ có bốn chữ: "Tứ Đại Giai Không".
Bốn chữ ấy như một lời khẳng định cho quyết định của Thượng hoàng. Trong cõi vô thường này, tất cả đều là hư không, kể cả những quy tắc nghiêm ngặt bất di bất dịch của con người đặt ra.
"Thượng hoàng đã nói rõ," Anh Tông tuyên bố, "vậy thì việc này đã quyết."
Trong một thoáng, cả cung điện như chìm trong im lặng. Tất cả mọi người dường như không tin vào mắt của mình. Phía hậu cung có Huệ Túc Thái Phu Nhân đứng đầu làm chủ. Về phía thân vương có Thượng Hoàng và Huệ Vũ Vương Quốc Chẩn thông qua, ai còn dám dị nghị? Điều đó cũng đã nói lên Nhữ Hài là một trong những thần tử được người trên xem trọng bậc nhất triều Trần, dù không phải là thân vương hay là có xuất thân cao quý.
"Ta và Quốc Chẩn hay nói với nhau” Anh Tông cười, "làm vua thật khó, nhưng làm bạn với vua còn khó hơn nhiều. Nhữ Hài, ngươi có thấy thế không?"
"Thần... thần không biết nói gì," Nhữ Hài lắp bắp, nước mắt trào ra vì xúc động. "Tạ ơn Quan gia. Đức của người lớn như trời biển, thần dù có chết cũng không báo đáp hết."
“Chớ có vội mừng, bây giờ là thời gian để ngươi lấy công chuộc tội có biết chưa?” Quan gia nhẹ nhàng dặn dò.
Nhữ Hài vô cùng cảm động, liền hành đại lễ với Quan gia “ Thần nhất định cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”
"Không, không cần phải chết," Anh Tông vỗ vai Nhữ Hài và đỡ anh đứng dậy. "Ngươi phải sống và lập thêm nhiều công lao nữa mới là biết cách báo đáp. Với lại, đừng làm thơ tán tỉnh cung phi của Trẫm nữa! Ngươi dọa Trẫm sợ thật đó"
Nhữ Hài cố gắng mỉm cười, rồi ngài cảm tạ từng người có mặt trong hội nghị đó vì đã cho ngài cơ hội sửa sai và đồng ý tác hợp cho ngài lấy được người mình yêu. Sau này Nhữ Hài đã giúp vua Anh Tông bình Chiêm Thành mà không tốn một binh một tướng, phủ dụ an dân hai châu Ô, Lý từ sự việc của Huyền Trân Công Chúa. Đó chẳng phải một phần vì cảm ơn đức như trời bể của triều đình hôm nay sao? Nhà Trần đã gieo một hạt mầm thiện đức, tất nhiên rồi sẽ hái được quả ngọt..


Đoàn Nhữ Hài, với lòng biết ơn sâu sắc, đã dâng hiến trọn đời mình cho đất nước. Ngài cùng với Giao Châu sống một cuộc đời vô cùng viên mãn, và đến khi đất nước cần, ngài đã không ngần ngại hi sinh. Vào năm 1335, dưới triều vua Trần Hiến Tông, Đoàn Nhữ Hài đã tuẫn tiết trong trận chiến với Ai Lao, để lại một tấm gương sáng về lòng trung thành và tiết nghĩa vang mãi đến thời sau.
Còn vua Anh Tông, với quyết định vượt trên định kiến thời đại của mình, đã đi vào lịch sử như một vị vua nhân từ, biết cách dung hòa giữa lễ giáo và tình người.
Bởi vì, cuối cùng làm vua không chỉ là việc ngồi trên ngai vàng chỉ đạo bốn phương, mà đó còn là sự vận dùng tài tình của thuật đế vương, biết khi nào nên buông, khi nào nên giữ. Nếu Nhữ Hài là người may mắn vì có một người bằng hữu là vua một nước, thì vua Anh Tông còn may mắn hơn, vì có một người bạn, một người cùng chí hướng sẵn sàng dâng cả cuộc đời mình cho đất nước, cho lý tưởng và khát vọng của một Đại Việt hùng cường.
Không phải ngẫu nhiên người xưa từng nói: "Tấm lòng đế vương đúng là bao la như biển lớn, có thể dung nạp trăm sông mà không hề đầy tràn. Biển hóa ra từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự khoan dung và lòng độ lượng, sẵn sàng đón nhận muôn dòng chảy khác mà vẫn giữ được bản thể yên bình. Hình ảnh ấy không chỉ đi vào thơ ca, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thi nhân, mà còn âm thầm nuôi dưỡng đời sống con người bằng chính những gì tinh túy nhất.
Ẩn sâu trong lòng biển là vô vàn khoáng chất quý giá mà tự nhiên đã âm thầm gửi gắm. Trong đó có muối — thứ tinh hoa tinh khiết và trong lành — như một món quà giản dị mà sâu sắc của trời đất. Người Việt ta với sự tinh tế vốn có, đã sớm cảm nhận và nâng niu món quà ấy, không chỉ như một nguyên liệu trong bếp lửa, mà còn hòa quyện vào một phần hồn cốt trong ẩm thực truyền thống của dân tộc mình. Vị mặn của muối biển Sahu chan hòa trong từng món ăn dân dã lẫn cầu kỳ, chính là dấu ấn của một vùng đất biết trân trọng thiên nhiên, biết lắng nghe và giữ gìn từng nhịp thở của lịch sử ngàn năm.
Nguồn tham khảo: (2) VỤ GẢ VỢ CHO BỀ TÔI THỨ HAI CỦA TRIỀU TRẦN:... - Kể Chuyện Lịch Sử | Facebook
Việt sử Những chuyện hay ít biết, Lê Thái Dũng, NXB Hồng Đức, 2013
(Các đoạn đối thoại đều do mình tưởng tượng thôi nhé ^-^)
Khuyến cáo: mọi người nên tìm hiểu kỹ thêm về sản phẩm trước khi đặt mua nhé. Bên mình đã cố gắng chọn lọc các sản phẩm chất lượng nhưng cũng không thể đảm bảo được hết và cũng tùy thuộc nhà sản xuất nữa, mong mọi người thông cảm. Nếu chưa tin tưởng thì cũng đừng quyết định mua quá sớm nhé!
Comments
Nơi Trang cập nhật các thông tin giải trí thú vị hài hước về kinh tế xanh, các giải pháp vì môi trường và sự phát triển bền vững ở Việt Nam và trên khắp thế giới