Vua Lý Thái Tông là người như thế nào, đức độ ra sao? phần 10

Vua Lý Thái Tông là người như thế nào? Ông đối xử với các huynh đệ ra sao sau loạn tam vương mà được người đời ca tụng, gắn liền ông với Bách Niên Thịnh Thế

Mời các bạn xem phần 9 trước khi xem phần 10 nhé: Vua Lý Thái Tông là ai? Vì sao đối đầu với loạn Tam Vương? phần 9

Trên đỉnh đồi nhỏ giữa hai đạo quân, hai anh em gặp nhau, một là thái tử Lý Phật mã, người còn lại là Khai Quốc Vương. Họ gần như đứng đối diện với nhau, nhưng khoảng cách về mặt tình cảm giữa hai người dường như xa vạn dặm sau Loạn Tam Vương. Khai Quốc Vương với ánh mắt đầy uất hận nhìn thái tử Phật Mã, cất lời trước:

"Thái tử đến đây để kết thúc những gì đã bắt đầu, phải không?" Khai Quốc Vương nói với giọng đắng chát. "Giết thêm một vương gia nữa?"

Thái tử lắc đầu, đôi mắt ánh lên nỗi buồn sâu thẳm: "Đệ hiểu lầm rồi. Huynh không hề muốn chuyện này xảy ra."

"Vậy vì sao phải giết Vũ Đức Vương?" Khai Quốc Vương gằn giọng, nắm chặt tay. "Trận chiến chưa đến nửa canh giờ! Thà là Thái tử có thể giết hết quân lính của Vũ Đức Vương, nhưng không nên giết chết ngài ấy, vì ngài ấy là huynh đệ của chúng ta. Chẳng phải chúng ta đều là con cháu Lý gia, huyết mạch hoàng thất hay sao?"

Thái tử nhìn thẳng vào mắt em trai, giọng trầm xuống: "Ta có thể giết hết quân lính của Vũ Đức Vương, nhưng vì sao ta phải giết họ? Họ là ai? Họ không phải là người hay sao? Phật đã từng dạy, chúng sinh bình đẳng. Những binh sĩ kia chỉ là thường dân thì nào có ý tạo phản. Chỉ vì chủ nhân của họ muốn thế, không phải ư?"

Khai Quốc Vương quay mặt đi trước lời nói sắc bén của thái tử: "Lẽ nào người chủ mưu thì không nên chết mà những sinh linh vô tội phải chết hết? Đó là công bằng sao, em của ta?"

Khai Quốc Vương thở dài, không nói gì trước những lời của anh trai.

"Chính vì vậy mà ta phải dùng kế 'cầm tặc cầm vương' để kết thúc nhanh trận chiến. Dù không đành lòng nhưng vẫn phải làm" - Thái tử uất ức nói.

“Là vì ngài không cho ngài ấy quay đầu” - Khai Quốc Vương buồn bã đáp.

Đức độ của vua lý thái tông: khoan thứ người nhà phần 10

Khai Quốc Vương và Lý Phật Mã đối thoại sau Loạn Tam Vương
Khai Quốc Vương và Lý Phật Mã đối thoại sau Loạn Tam Vương

“Ta đã từng cho Vũ Đức Vương cơ hội, ta nhất định không xuất binh nếu bọn họ không tấn công. Ta từng hy vọng kết thúc êm xuôi vụ này không muốn truy cứu. Nhưng quân của Vũ Đức Vương một mình xông vào, khí thế ngùn ngụt. Ta há có thể đứng yên cho họ làm chuyện đại nghịch bất đạo hay sao? Thế nên, dù không muốn thấy cảnh huynh đệ tương tàn, ta chẳng có sự lựa chọn nào khác."

Đôi mắt Khai Quốc Vương đỏ hoe, giọng bớt đi sự giận dữ mà chỉ còn lại tiếng nấc nghẹn ngào: "Nhưng thái tử có biết, tiên đế trước khi băng hà đã ban mật chỉ cho đệ. Người căn dặn đệ hộ giá thái tử lên ngôi nếu thái tử cần, nhưng tuyệt đối phải giữ lại tính mạng cho các vị vương gia, không để ai phải thiệt mạng."

Khai Quốc Vương lấy từ trong áo ra một mảnh lụa vàng có đóng ấn ngọc của Thái Tổ, rồi tiếp tục: "Phụ hoàng vô cùng yêu quý chúng ta. Còn ta rất mực tin tưởng trưởng huynh là người nhân nghĩa, không nhẫn tâm làm hại các huynh đệ. Nhưng giờ đây... chuyện đã lỡ, ta biết ăn nói thế nào với tiên đế đây?"

Thái tử Phật Mã im lặng hồi lâu, đôi mắt như chìm vào trong quá khứ. Ánh chiều tà trên đồi rũ bóng xuống mặt đất như kéo dài thêm sự nặng nề trong lòng hai người.

“Vũ Đức Vương xuống hoàng tuyền sẽ thay đệ giải thích với tiên đế. Trời đất chứng giám, trong loạn tam vương vừa rồi, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương tuy có dàn trận nhưng không đánh đến cùng. Chỉ có Vũ Đức Vương là không quay đầu, cứ muốn tiến tới."

Thái tử đi lên vài bước: “Dù sao ta cũng sẽ không phủi hết trách nhiệm. Nếu tiên đế có trách tội ta sẽ xin lãnh hết, không liên quan đến đệ.”

Khai Quốc Vương đau đớn nhìn về phía kinh thành xa xôi, rồi thở dài một tiếng, lời tâm sự cũng trút được hết ở trong lòng : "Nếu người đã nhường mà ngài ấy vẫn cố chấp, thì xem như số phận đã định."

Ông quay người đi, giọng trầm buồn xen lẫn chút cảm thán: "Đệ sẽ không bao giờ phản bội huynh trưởng, nhưng lỡ sau này đệ khiến huynh không hài lòng, liệu thái tử có đối với đệ như vậy hay không?"

Thái tử bước tới, nhẹ nhàng đặt tay lên vai em trai: "Không đâu, vì đệ là em ruột của ta, ta tin tưởng đệ hơn cả. Trước khi đến đây, ta đã nghĩ thông suốt... chỉ cần Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương chịu nhận tội đầu thú, ta sẽ tha thứ mà không giết họ."

Ánh mắt của Khai Quốc Vương dần dịu lại. Ông quỳ xuống, cúi đầu trước thái tử: "Thần... xin hàng."

Thái tử thở hắt ra, cảm thấy mình đã kiệt sức. Ngài vẫn còn trẻ, từng trải qua biết bao trận chiến khốc liệt hơn bây giờ, thậm chí ăn gió nằm sương vốn đã thành thói quen. Vậy mà giờ đây chỉ cuộc binh biến này, lúc thì đánh lúc không cần, mà lại khiến ngài mệt mỏi khôn cùng. Sức nặng của tình thân, nếu nói nặng thì nặng tựa núi, nhưng nếu nói nhẹ thì chắc cũng chỉ như chỉ mành treo chuông. Trên thế gian này ai có thể quyết định tình thân là nặng hay nhẹ, e chỉ có những vị thiên tử như ngài mà thôi.

TRƯỜNG YÊN YÊN BÌNH

Đoàn quân của Thái tử tiến vào thành Trường Yên trong sự im lặng. Nơi này không có tiếng giục giã bắt bớ, càng không có cảnh cướp bóc tàn phá thường thấy khi một thành bị hạ. Thay vào đó, Thái tử đã hạ lệnh nghiêm khắc:

"Ai cướp bóc của cải của dân thì chém!"

Quân lính nghiêm túc tuân theo, không một ai dám manh động. Dân chúng trong thành từ ngạc nhiên chuyển sang biết ơn, rồi đứng dọc hai bên đường dâng biếu trâu rượu. Họ chưa bao giờ thấy một đội quân hùng mạnh mà lại cư xử thiện chí đến thế.

Thái tử cho gọi các quan địa phương đến, tuyên đọc chiếu chỉ:

"Trẫm đến đây không phải để trừng phạt, mà là để cứu vãn. Kẻ nào gây họa cho dân, người đó phải chịu tội. Nhưng kẻ biết sai mà sửa, sẽ được triều đình khoan dung."

Sau đó, ông quay sang Khai Quốc Vương và nói trước mặt mọi người: "Khai Quốc Vương tuy có lỗi, nhưng sau khi xét rõ sự tình, nhận thấy đây chỉ là hiểu lầm, có thể hóa giải. Nay Trẫm đại xá thiên hạ, tha tội cho ngươi, vẫn giữ tước vị Khai Quốc Vương như cũ."

Toàn thành vỡ òa trong niềm vui sướng. Dân chúng rõ ràng vốn chỉ muốn yên bình, không ai mong muốn chiến tranh loạn lạc. Nay họ biết thái tử là người đem lại thái bình nên mới mừng vui như vậy. Khai Quốc Vương nghe tuyên chỉ xong liền quỳ xuống, nước mắt lăn dài: "Thần cảm tạ ân đức của Thái tử."

Thái tử đỡ em trái đứng dậy. Qua bao giông tố mới thấy được nụ cười của thái tử. Hai người nhìn nhau, có lẽ lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, họ mới thực sự cảm nhận được đâu mới là tình huynh đệ giữa chốn tranh giành.

Trên đường trở về kinh thành, Lê Phụng Hiểu đến gần Thái tử, thắc mắc hỏi: "Thái tử tha tội Khai Quốc Vương dễ dàng như vậy, liệu có người nào làm phản nữa không?"

Thái tử mỉm cười: "Khanh nghĩ nhiều rồi. Dù tha thứ hay xử phạt, thời nào cũng sẽ có người rắp tâm mưu phản. Ta chỉ là xử đúng người đúng tội, ai tạo phản thật thì cần nghiêm trị, ai dấy binh chỉ vì hiểu lầm thì sẽ tìm cách hòa giải. Cuối cùng thì ‘tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’, tề gia không phải vẫn luôn đứng trước trị quốc đó sao?"

LÊN NGÔI HOÀNG ĐẾ

Ngày Kỷ Hợi, tức ngày mồng một tháng tư năm 1028, sau khi dẹp xong loạn Tam Vương, thái tử Lý Phật Mã chính thức lên ngôi Hoàng Đế. Trong tiếng nhã nhạc trang nghiêm, thái tử bước lên điện Càn Nguyên nơi các quan văn võ đã tề tựu đông đủ.

Lý Phật Mã lên ngôi Hoàng đế Lý Thánh Tông trong lễ đăng quang
Lý Phật Mã lên ngôi Hoàng đế Lý Thánh Tông trong lễ đăng quang

Từ nay, nhà Lý bước sang thời kì mới mà quốc gia phát triển hưng thịnh tột cùng. Và vị vua khởi đầu cho giai đoạn này, vừa trải qua loạn tam vương và bắt đầu công cuộc bình định tứ phía, chính là Lý Thái Tông. Lúc này nhà vua ngồi trên ngai vàng, nhìn xuống triều thần đang quỳ lạy theo nghi lễ.

Vị quan trong đại điện dõng dạc tuyên bố: "Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Thiên Thành!"

Tiếng hô "Vạn tuế" vang dội cả đại điện. Từ quan lại đến dân chúng đều hết sức vui mừng vì sau tất cả mây mù che lấp, cảnh thái bình thịnh thế lại một lần nữa hiện ra trước mắt mọi người.

Sau đó, khi xét thưởng công cho mọi người, vua Lý Thái Tông thăng luôn cho Lê Phụng Hiểu lên chức Đô thống Thượng tướng quân, tước hầu. Phụng Hiểu dập đầu cảm tạ, thề quyết tận trung báo đáp với triều đình. Nhà vua thấy thế thì rất vui lòng.

Trong buổi yến tiệc sau lễ đăng cơ, Lý Thái Tông vẫn ngồi trên ngai cao chủ trì. Có người nâng chén chúc mừng nhà vua, có kẻ xướng thơ ca ngợi, nhưng trong tâm trí nhà vua vẫn không quên những chuyện xảy ra vừa rồi chỉ trong chớp mắt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu máu đã đổ để tất cả có được vinh quang như ngày hôm nay.

"Bệ hạ không cần day dứt." Lý Nhân Nghĩa khẽ nói khi có dịp chúc rượu nhà vua. "Trong Loạn tam vương, Bệ hạ đã làm điều thiết yếu để bảo vệ giang sơn."

Lý Thái Tông gật đầu, rồi đứng dậy giơ chén rượu lên: "Hôm nay, trẫm muốn kính một chén cho những người không còn có mặt ở đây, cho những người đã ngã xuống, dù là đúng hay sai, tất cả mọi chuyện cũng đã qua rồi. Lý triều ta cũng cần phải có một khởi đầu mới tươi sáng hơn."

Toàn bộ triều thần đứng dậy và nâng chén theo. Một khoảnh khắc trang nghiêm bao trùm cả đại điện. Uống xong chum rượu này, tin rằng những ân oán hận thù trong những năm qua cũng sẽ như dòng nước mà tan biến theo. Cuối cùng thì, thế cuộc đã định, còn chuyện của nhân gian vẫn cứ là trôi qua như nước chảy.

CHỈ CÒN ẢO MỘNG

Trong một khu rừng rậm cách kinh thành vài ngày đường, bỗng đâu xuất hiện hai người đàn ông mặc áo màu xám, tóc tai rối bời, thất thểu tiến về phía trước. Đó chính là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương - hai kẻ còn sống sót sau loạn Tam Vương, giờ đang trốn chui trốn nhủi.

Đông Chinh Vương đập mạnh tay xuống một tảng đá, máu ứa ra từ các khớp ngón: "Đáng chết! Tất cả là lỗi của Vũ Đức Vương! Hắn quá nóng vội phá vỡ kế hoạch của chúng ta."

Dực Thánh Vương thở dài, ngồi xuống một gốc cây: "Người cũng đã chết rồi, đổ lỗi thì có ích gì bây giờ?"

"Biết sớm như vậy..." Đông Chinh Vương nghiến răng. "Cả ba chúng ta nên tiến thẳng đến chỗ thái tử mà cùng nhau đánh. Ba đánh một, lịch sử đã khác rồi!"

Đông Chinh Vương và dực thánh vương chạy trốn
Đông Chinh Vương và dực thánh vương chạy trốn

Dực Thánh Vương nhìn ra ngoài với ánh mắt đượm buồn: "Sau đó thì sao nữa? Trong chúng ta ai thực sự chịu nhường người khác lên ngôi vua? Diệt xong Phật Mã thì lại quay sang tự diệt lẫn nhau mà thôi"

Ông ta mím môi lại: "Kết cục vẫn là ngươi chết ta sống, hoặc là ta chết ngươi sống. Ai lên ngôi cũng phải tắm máu huynh đệ, đâu có gì khác biệt?"

Đông Chinh Vương ngồi xuống một tảng đá, mắt nhìn về phía xa xăm nghe hoàng thúc nói.

"Thật ra, ngay khi Vũ Đức Vương không làm theo hẹn ước mà vượt lên trước để giết thái tử, ta đã biết chúng ta thua rồi."

Im lặng một lúc. Người thua trận cũng cần có thời gian gặm nhấm nỗi đau.

"Hoàng thúc nói như thể đã biết trước tương lai vậy." - Đông Chinh Vương cười cay đắng.

"Ta không biết tương lai." - Dực Thánh Vương lắc đầu - "Nhưng ta nhớ về quá khứ của mấy vị hoàng tử. Khi Phật Mã và ngài còn nhỏ, Phật Mã đã có điềm triệu làm hoàng đế."

Trong đầu Đông Chinh Vương bỗng hiện ra kí ức những ngày còn nhỏ. Phật Mã khi ấy vẫn thường chơi trò 'làm vua'. Ngài ấy bắt bọn trẻ con dàn hầu trước sau và hai bên như nghi vệ các quan theo hầu thiên tử, trong đó có Đông Chinh Vương và Khai Quốc Vương. Phụ hoàng thấy thế hơi lạ, nên mới trêu rằng: “Con nhà tướng nên bắt chước việc quân, cần gì phải kẻ rước người hầu?”

Phật Mã đã không do dự mà đáp: “Kẻ rước người hầu thì có xa lạ gì với con nhà tướng? Nếu xa lạ thì sao ngôi vị không ở mãi họ Đinh mà lại về họ Lê, đều do mệnh trời thôi”. Phụ hoàng nghe xong kinh ngạc, từ đó càng yêu quý Phật Mã hơn. Có lẽ trời đã định ai là thiên tử đã nằm ở khoảnh khắc đó, chỉ là nhiều người đã biết nhưng vẫn muốn trái ý trời mà thôi.

Đông Chinh Vương thở dài, rốt cuộc cũng buông xuôi: "Giờ nói mấy việc này còn có ý nghĩa gì?"

"Vẫn còn." - Dực Thánh Vương nhìn thẳng vào mắt cháu mình - "Ngài còn nhớ khi Lê Phụng Hiểu giết Vũ Đức Vương bằng một nhát kiếm không? Hắn định giết cả ta, nhưng Thái tử đã ngăn lại."

Đông Chinh Vương ngạc nhiên quay sang nhìn ông.

"Ta vẫn nhớ rõ khoảnh khắc đó." Dực Thánh Vương tiếp tục. "Nếu không nhờ vậy, người ta gặp lại bây giờ sẽ là Vũ Đức Vương và tiên đế dưới hoàng tuyền rồi, chứ không phải vương gia ngài."

Ông ta trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp: "Thái tử Phật Mã có chữ 'Phật' trong tên, ta tin rằng thái tử thật sự mang lòng từ bi. Người đã tha cho Khai Quốc Vương làm loạn, vậy nếu chúng ta nhận tội trở về, sẽ có đường sống."

"Hoàng thúc muốn đầu thú?" Đông Chinh Vương bật cười chua chát. "Người có điên không? Sau tất cả những gì chúng ta đã làm vẫn có thể được tha hay sao?"

"Thái tử không phải kẻ bạo tàn, đó là điều mà ta biết chắc."

Đông Chinh Vương cảm khái nói: “Thời gian trôi qua nhanh thật. Mới đó mà những đứa trẻ như ta chơi đùa cùng Phật Mã, lớn lên lại trở thành những kẻ muốn lấy mạng nhau."

Ông ta mệt mỏi nằm ra đất, mắt nhắm lại: "Có lẽ người nói đúng. Sống như thế này còn khổ hơn chết.”

Trong đêm tối sâu thẳm, hai bóng dáng ấy thất thểu đi qua đi lại rồi dần biến mất trong ánh trăng vàng đang tỏa sáng xuống thành Thăng Long.

Mời bạn xem tiếp phần 11: Công lao của vua Lý Thái Tông sau loạn Tam Vương là gì: phần 11

Nguồn tham khảo: Bàn về sự kiện “loạn tam vương” - TTDN, Loạn Tam Vương

(Mọi chi tiết trong bài đều do mình tưởng tượng thôi nhé ^-^)

Comments

Nơi Trang cập nhật các thông tin giải trí thú vị hài hước về kinh tế xanh, các giải pháp vì môi trường và sự phát triển bền vững ở Việt Nam và trên khắp thế giới